Friday, January 24, 2020

Điều khiển Logic và PLC

Ngày nay tự động hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng đời sống và công nghiệp, tự động hóa đã phát triển đến trình độ cao nhờ những tiến bộ của lý thuyết điều khiển tự động, tiến bộ của ngành điện tử, tin học…Chính vì vậy mà nhiều hệ thống điều khiển ra đời, nhưng phát triển mạnh và có khả năng ứng dụng rộng rãi.
Khi đó sản xuất hệ thống điều khiển logic đã ra đời nhưng có nhược điểm là cồng kềnh và chỉ thực hiện được những yêu cầu đơn giản. Khi đó PLC ra đời khắc phục những nhược điểm của hệ thống cũ đồng thời phát huy những yêu điểm: linh hoạt, hệ thống nhỏ gọn, hoạt động ổn định...
PLC (Programmable Logic Controller) là thiết bị điều khiển logic có thể lập trình, được thiết kế chuyên dùng trong công nghiệp để điều khiển các tiến trình xử lý từ đơn giản đến phức tạp tùy thuộc vào các chương trình cần thực hiện. Các yêu cầu này được kích hoạt bởi các tác nhân  đầu vào tác động vào PLC như cảm biến hoặc qua các bộ định thời (Timer) hay các sự kiện được đếm qua bộ đếm. Khi một sự kiện được kích hoạt nó sẽ bật ON, OFF hoặc phát một chuỗi xung ra các thiết bị bên ngoài được gắn vào đầu ra của PLC. Như vậy nếu ta thay đổi các chương trình được cài đặt trong PLC là ta có thể thực hiện các chức năng khác nhau, trong các môi trường điều khiển khác nhau.

Để tìm hiểu kiến thức tổng quan về điều khiển logic và thiết bị PLC, bài viết xin chia sẻ ebook " ĐIỀU KHIỂN LOGIC VÀ PLC " nhằm giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn.
Nội dung cuốn sách gồm:
CHƯƠNG 1 : LÝ THUYẾT CƠ SỞ
§1.1 Những khái niệm cơ bản
§1.2. Các phương pháp biểu diễn hàm logic
§1.3. Các phương pháp tối thiểu hóa hàm logic
§1.4. Các hệ mạch logic
§1.5. Grafcet - để mô tả mạch trình tự trong công nghiệp
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ỨNG DỤNG MẠCH LOGIC TRONG ĐIỀU KHIỂN
§2.l. Các thiết bị điều khiển
§2.2. Các sơ đồ khống chế động cơ rôto lồng sóc
§2.3. Các sơ đồ khống chế động cơ không đồng bộ rôto dây quấn
§2.4. Khống chế động cơ điện một chiều
CHƯƠNG 3: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU KHIỂN LOGIC LẬP TRÌNH PLC
§3.1. Mở đầu
§3.2. Các thành phần cơ bản của một bộ PLC
§3.3. Các vấn đề về lập trình
§3.4. Đánh giá ưu nhược điểm của PLC
CHƯƠNG 4: BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC – CPM1A
§4.l. Cấu hình cứng
§4.2. Ghép nối
§4.3. Ngôn ngữ lập trình
CHƯƠNG 5: BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC - S5
§5.l. Cấu tạo của họ PLC Step 5
§5.2. Địa chỉ và gán địa chỉ
§5.3. Vùng đối tượng
§5.4. Cấu trúc của chương trình S5
§5.5. Bảng lệnh của S5 - 95U
§5.6. Cú pháp một số lệnh cơ bản của S5
CHƯƠNG 6: BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC - S7-20
§6.1. Cấu hình cứng
§6.2. Cấu trúc bộ nhớ
§6.3. Chương trình của S7-200
§6.4. Lập trình một số lệnh cơ bản của S7-200
CHƯƠNG 7: BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC - S7-300
§7.l. Cấu hình cứng
§7.2. Vùng đối tượng
§7.3. Ngôn ngữ lập trình
§7.4. Lập trình một số lệnh cơ bản
PHỤ LỤC 1 CÁC PHẦN MỀM LẬP TRÌNH PLC
1. Tập trình cho OMRON
2. Lập trình cho PLC - S5
3. Lập trình cho PLC - S7200
4. Lập trình cho PLC - S7-300
PHỤ LỤC 2 BẢNG LỆNH CỦA CÁC PHẦN MỀM PLC
1. BẢNG LỆNH CỦA PLC CPM1A
2. BẢNG LỆNH CỦA PLC - S5
3. BẢNG LỆNH CỦA PLC - S7-200
4. BẢNG LỆNH CỦA PLC S7-300
TÀI LIỆU THAM KHẢO




Tác giả TS. Nguyễn Như Hiền
TS. Nguyễn Mạnh Tùng
Số trang 142
Tải về Download

Hãy like hoặc chia sẻ nếu thấy hữu ích bạn nhé !
banner
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: