Thursday, January 2, 2020

Giáo trình PLC S7-300 lý thuyết và ứng dụng

Dòng Siemens simatic S7-300 thuộc dòng PLC mạnh phù hợp cho các ứng dụng lớn và vừa với các yêu cầu cao về các chức năng đặc biệt như truyền thông mạng công nghiệp, chức năng công nghệ, và các chức năng an toàn yêu cầu độ tin cậy cao



Ưu điểm:

- Tốc độ xử lý nhanh

- Cấu hình các tín hiệu I/O đơn giản

- Có nhiều loại module mở rộng cho CPU và cả cho các trạm remote I/O

- Cổng truyền thông Ethernet được tích hợp trên CPU, hỗ trợ cấu hình mạng và truyền dữ liệu đơn giản.

- Kích thước CPU và Module nhỏ giúp cho việc thiết kế tủ điện nhỏ hơn.

- Có các loại CPU hiệu suất cao tích hợp cổng profinet, tích hợp các chức năng công nghệ, và chức năng an toàn (fail-safe) cho các ứng dụng cao.

- Bao gồm 7 loại CPU tiêu chuẩn, 7 loại CPU tích hợp I/O, 5 loại CPU fail-safe cho chức năng an toàn, 3 loại CPU công nghệ

Ứng dụng:

- Sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau đặc biệt trong ngành công nghiệp tự động ví dụ như ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát, công nghiệp đóng gói, công nghiệp nhựa, thép,….

- Do yêu cầu phức tạp và mở rộng của hệ thống nên S7-300 có 1 giải pháp lý tưởng từ các trạm trung tâm đến cấu hình các trạm con tại khu vực hoạt động.

- Ngoài ra, đối với các môi trường hoạt động đặc biệt như nhiệt độ, độ ẩm cao, hay nông độ hóa chất cao thì S7-300 có dòng sản phẩm SIPLUS cho các môi trường đặc biệt.

- Các ngành công nghiệp tiêu biểu: công nghiệp ôtô, công nghiệp kỹ thuật cơ khí, máy móc trong xây dựng, các nhà chế tạo máy, ngành nhựa, Đóng gói, thực phẩm và nước giải khát, công nghiệp xử lý,…
Với những ứng phổ biến và phức tạp như vậy, để nắm bắt được những kiến thức để sử dụng và phát huy những ưu điểm của thiết bị không những này cần nhiều thời gian và thực tiễn tiếp cận mà cần có những tài liệu đầy đủ rõ ràng. Với những kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực và những gì sưu tập được trong quá trình công tác chúng tôi chia sẻ cho bạn đọc cuốn ebook "Giáo trình PLC S7-300 lý thuyết và ứng dụng" hy vọng giúp nhu cầu tìm hiểu các bạn kỹ thuật ngành điện tự động hóa


Nội dung cuốn giáo trình gồm: 

Chương 1. Giới thiệu
1.1 Giới thiệu PLCS7-300
1.1.1 Thiết bị điều khiển khả trình
1.1.2 Các module của PLCS7-300
1.2 Tổ chức bộ nhớ CPU
1.3 Vòng quét chương trình PLC
1.4 Cấu trúc chương trình.
1.4.1 Lập trình tuyến tính
1.4.2 Lập trình cấu trúc
1.4.3 Các khối OB đặc biệt
1.5 Ngôn ngữ lập trình
Chương 2. Ngôn ngữ lập trình STL
2.1 Cấu trúc lệnh
2.1.1 Toán hạng là dữ liệu
2.1.2 Toán hạng là địa chỉ
2.1.3 Thanh ghi trạng thái
2.2 Các lệnh cơ bản
2.2.1 Nhóm lệnh logic
2.2.2 Lệnh đọc thanh ghi trong ACCU
Chương 3. Ngôn ngữ Graph và ứng dụng
3.1 Tạo một khối FB dưới dạng ngôn ngữ Graph
3.1.1 Tạo một khối FB Graph
3.1.2 Viết chương trình theo kiểu tuần tự
3.2 Viết chương trình cho ACTION cho các step
3.3 Viết chương trình cho TRANSITION
3.4 Lưu và đóng chương trình lại
3.5 Gọi chương trình từ trong khối FB1 vào khối OB1
3.6 Download chương trình xuống CPU và kiểm tra tuần tự chương trình
3.6.1 Download chương trình xuống CPU
3.6.2 kiểm tra tuần tự chương trình
Chương 4. Phần mềm Step 7
4.1 Sơ lược về phần mềm Step 7
4.1.1 Cài đặt step 7
4.1.2 Các công việc khi làm việc với phần mềm Step 7
4.1.3 Seat giao diện PG/PC 43
4.2 cách tạo một chương trình ứng dụng với Step 7
4.2.1 Các bước soạn thảo một Project
4.2.2 Thiết lập phần cứng cho trạm
4.2.3 Soạn thảo chương trình cho các khối logic
Chương 5. Bộ hiệu chỉnh PID, các hàm xử lý tín hiệu tương tự và ứng dụng
5.1 Giới thiệu
5.2 Môdun mềm FB58
5.2.1 Giới thiệu
5.2.2 Các thông số của FB58
5.3 Hàm FC105,FC106
5.3.1 Hàm FC105 định tỉ lệ ngõ vào Analog
5.3.2 Hàm FC106 không định tỉ lệ ngõ ra Analog
5.4 Ví dụ ứng dụng điều khiển mức nức trong bồn
5.4.1 Nguyên lý hoạt động
5.4.2 Sơ đồ khối của hệ thống tự động
5.4.3 Khai báo các thông số phần cứng



Tác giả ThS. Nguyễn Xuân Quang
Số trang 84
Tải về Download

Hoặc download bài giảng PLC S7 300  tại đây
Hãy like hoặc share nếu bạn thấy bài viết hữu ích, nếu có điều kiện hãy mua sách giấy để ủng hộ tác giả bạn nhé.




banner
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: