Friday, January 24, 2020

ABB Việt Nam kiến tạo tương lai các ngành công nghệ

ABB Việt Nam kiến tạo tương lai các ngành công nghệ

“Công ty TNHH ABB Việt Nam, trực thuộc Tập đoàn ABB Thụy Điển nổi tiếng toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ điện lực và tự động hóa đã và đang nỗ lực hết mình đồng hành cùng Việt Nam để kiến tạo tương lai các ngành công nghệ” – ông Huỳnh Phong Phú - Giám đốc Ban Rô bốt và Tự động hóa nhà máy ABB Việt Nam khẳng định khi trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Được biết, Công ty TNHH ABB Việt Nam có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 và hoạt động trong nhiều lĩnh vực thuộc ngành điện, điện tử, tự động hoá… Ông có thể giới thiệu chi tiết hơn về đơn vị, nhất là những hoạt động nổi bật tại Việt Nam?

Tiếp nối lịch sử hơn 130 năm hình thành và phát triển của Tập đoàn ABB – Tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thiết bị và hệ thống điện; thiết bị điện trung – hạ thế; tự động hóa công nghiệp, rô bốt và truyền động; công nghệ điện, nước, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng – Công ty TNHH ABB Việt Nam (ABB Việt Nam) có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 và không ngừng lớn mạnh.

Hiện nay, chúng tôi đã có các cơ sở trong cả nước, như: trụ sở và nhà máy biến thế tại Hà Nội, chi nhánh tại Khu Công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh với hai nhà máy hiện đại sản xuất thiết bị điện cao thế và trung thế, chi nhánh tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh… thu hút hàng nghìn nhân công người Việt Nam và các chuyên gia quốc tế. Các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam của ABB, ngoài tiêu thụ trong nước còn được xuất khẩu đến các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và vươn sang khu vực Trung Đông và Nam Phi.


ABB Việt Nam đã và đang là đối tác xuất sắc và đáng tin cậy trong lĩnh vực công nghệ

Trong suốt chặng đường gần 26 năm, ABB Việt Nam đã và đang là đối tác xuất sắc và đáng tin cậy trong lĩnh vực công nghệ, cung cấp những giải pháp và dịch vụ chìa khóa trao tay trên thị trường. ABB Việt Nam đã tham gia thành công vào một số dự án trọng điểm tại Việt Nam, như: Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, Đường hầm Hải Vân, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Xi măng Sông Gianh, các nhà máy khác trong ngành thép, giấy, hóa chất, thực phẩm và đồ uống…

Gần đây, ABB Việt Nam đã hoàn thành cài đặt và đưa vào hoạt động hàng ngàn rô bốt giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm cho khách hàng đang hoạt động trong các lĩnh vực tự động hóa, điện tử, chế biến thức ăn chăn nuôi, thực phẩm và đồ uống, hóa chất, kim loại và sản xuất gạch. ABB cũng đã xây dựng và đưa vào hoạt động hai Trung tâm kỹ thuật và dịch vụ rô bốt tại Bắc Ninh và TP. Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ khách hàng thực hiện dự án dễ dàng hơn và giải quyết nhu cầu của thị trường về công nghệ sản xuất tiên tiến.

Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam? ABB đã hỗ trợ những gì cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của ABB?

ABB Việt Nam xác định mục tiêu ưu tiên là đồng hành với Việt Nam để kiến tạo tương lai các ngành công nghệ. Trong quá trình đó, chúng tôi nhìn nhận, ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam đang phát triển hơn bao giờ hết khi hội tụ cùng lúc nhiều điều kiện như: sự xuất hiện các nhà sản xuất quy mô lớn trên thế giới Việt Nam, thậm chí một số cơ sở sản xuất này là trọng tâm trong cả hệ thống cung ứng sản xuất trên toàn thế giới; và các nhà sản xuất, lắp ráp Việt Nam cũng đã phát triển đến qui mô lớn và tuân thủ các qui định, tiêu chuẩn sản xuất của thế giới. Đây chính là những yếu tố đã thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ phát triển cả về lượng và chất trong thời gian gần đây.


Ông Huỳnh Phong Phú - Giám đốc Ban Rô bốt và Tự động hóa nhà máy ABB Việt Nam

Với chiến lược “Tầm cao mới” của Tập đoàn ABB, đồng thời bảo đảm việc tối ưu hóa mô hình hoạt động của Tập đoàn tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ tự động hóa và giải pháp rô bốt, ABB Việt Nam đã và sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà sản xuất Việt Nam nâng cao hiệu quả, năng suất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Nếu như trước đây khách hàng của ABB chủ yếu là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì đến nay, số lượng khách hàng là công ty Việt Nam gia tăng đáng kể khi thấy được yêu cầu cần thiết của việc đảm bảo chất lượng đồng đều, năng suất cao và ổn định cùng với giảm chi phí sản xuất để tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tác, chúng tôi cũng tập trung vào việc cải tiến trí tuệ nhân tạo, hệ sinh thái hợp tác kỹ thuật số và mở rộng khả năng sản xuất, nghiên cứu, giúp khách hàng đạt được mục tiêu sản xuất hiện tại và tương lai.

Còn định hướng chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực tại Việt Nam, thưa ông?

ABB coi trọng việc thúc đẩy giáo dục nói chung và đào tạo các thế hệ kỹ sư nói riêng. Để đạt được mục tiêu này, ABB Việt Nam đã trao tặng nhiều công nghệ mới nhất cho các trường đại học kỹ thuật hàng đầu trong nước, mang đến những trải nghiệm về quy trình làm việc thực tế vào môi trường học.

Bên cạnh đó, ABB Việt Nam cũng thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ giúp nuôi dưỡng tài năng sinh viên thông qua chương trình học bổng Jürgen Dormann (ABB Jürgen Dormann Foundation), ABB đã trao học bổng hỗ trợ sinh viên theo học ngành kỹ thuật học giỏi, có hoàn cảnh khó khăn cho đến khi tốt nghiệp và trao tặng máy tính giúp các em theo đuổi niềm đam mê về công nghệ.

Trong khi đó, chương trình Kỹ sư tài năng ABB (ABB Graduate Engineer Program), ABB lựa chọn các thế hệ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, tạo điều kiện các em cơ hội được làm việc tại các phòng ban khác nhau của ABB tại Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực.

Các chương trình thực tập sinh của ABB được thực hiện liên tục trong mỗi năm mang tới cho nhiều thế hệ sinh viên mới tốt nghiệp kinh nghiệm làm việc tại một tập đoàn toàn cầu, nơi những tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và liêm chính luôn được yêu cầu ở mức cao nhất.


ABB Việt Nam vừa hoàn thành đưa vào hoạt động hàng ngàn rô bốt giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm

Ông có thể cho biết ý tưởng và kế hoạch tham gia Triển lãm Quốc tế về công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam - Vietnam Manufacturing (VME) 2019 vào tháng 8 sắp tới của ABB Việt Nam?

Tại triển lãm VME 2019, ABB mang đến một mô hình sản xuất tự động hóa hoàn toàn, các rô bốt được điều khiển đồng bộ và kiểm soát chặt chẽ với tính năng kết nối từ xa ABB AbilityTM. Khách hàng sẽ trải nghiệm được phần nào về khái niệm nhà máy tương lai, nhà máy thông minh, mà ở đó việc sản xuất đảm bảo cả về chất lượng, năng suất, giá thành, ổn định và an toàn.

Ngoài ra, ABB cũng mang đến rất nhiều rô bốt trong đó mô phỏng một quy trình sản xuất gia công kim loại từ gắp gá phôi, hàn, nâng mang sản phẩm và mài hoàn thiện. Một ứng dụng khác trong sản xuất sản phẩm tiêu dùng, rô bốt ABB gắp các sản phẩm chạy ra từ băng tải và sắp xếp lại cho khâu đóng gói.

ABB Việt Nam cũng sẽ trình diễn tại VME 2019 công nghệ tính năng kết nối từ xa (ABB AbilityTM) - giải pháp thu thập dữ liệu hỗ trợ cho việc đưa quyết định ở mọi nơi, mọi lúc trong thời gian thực để giúp khách hàng đảm bảo thời gian hoạt động và tối ưu hóa hiệu suất của các hệ thống rô bốt, làm giảm ¼ tỉ lệ sự cố đồng thời đạt được thời gian phản hồi và khắc phục vấn đề nhanh hơn 60%.

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo báo công thương

Điều khiển Logic và PLC

Ngày nay tự động hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng đời sống và công nghiệp, tự động hóa đã phát triển đến trình độ cao nhờ những tiến bộ của lý thuyết điều khiển tự động, tiến bộ của ngành điện tử, tin học…Chính vì vậy mà nhiều hệ thống điều khiển ra đời, nhưng phát triển mạnh và có khả năng ứng dụng rộng rãi.
Khi đó sản xuất hệ thống điều khiển logic đã ra đời nhưng có nhược điểm là cồng kềnh và chỉ thực hiện được những yêu cầu đơn giản. Khi đó PLC ra đời khắc phục những nhược điểm của hệ thống cũ đồng thời phát huy những yêu điểm: linh hoạt, hệ thống nhỏ gọn, hoạt động ổn định...
PLC (Programmable Logic Controller) là thiết bị điều khiển logic có thể lập trình, được thiết kế chuyên dùng trong công nghiệp để điều khiển các tiến trình xử lý từ đơn giản đến phức tạp tùy thuộc vào các chương trình cần thực hiện. Các yêu cầu này được kích hoạt bởi các tác nhân  đầu vào tác động vào PLC như cảm biến hoặc qua các bộ định thời (Timer) hay các sự kiện được đếm qua bộ đếm. Khi một sự kiện được kích hoạt nó sẽ bật ON, OFF hoặc phát một chuỗi xung ra các thiết bị bên ngoài được gắn vào đầu ra của PLC. Như vậy nếu ta thay đổi các chương trình được cài đặt trong PLC là ta có thể thực hiện các chức năng khác nhau, trong các môi trường điều khiển khác nhau.

Để tìm hiểu kiến thức tổng quan về điều khiển logic và thiết bị PLC, bài viết xin chia sẻ ebook " ĐIỀU KHIỂN LOGIC VÀ PLC " nhằm giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn.
Nội dung cuốn sách gồm:
CHƯƠNG 1 : LÝ THUYẾT CƠ SỞ
§1.1 Những khái niệm cơ bản
§1.2. Các phương pháp biểu diễn hàm logic
§1.3. Các phương pháp tối thiểu hóa hàm logic
§1.4. Các hệ mạch logic
§1.5. Grafcet - để mô tả mạch trình tự trong công nghiệp
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ỨNG DỤNG MẠCH LOGIC TRONG ĐIỀU KHIỂN
§2.l. Các thiết bị điều khiển
§2.2. Các sơ đồ khống chế động cơ rôto lồng sóc
§2.3. Các sơ đồ khống chế động cơ không đồng bộ rôto dây quấn
§2.4. Khống chế động cơ điện một chiều
CHƯƠNG 3: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU KHIỂN LOGIC LẬP TRÌNH PLC
§3.1. Mở đầu
§3.2. Các thành phần cơ bản của một bộ PLC
§3.3. Các vấn đề về lập trình
§3.4. Đánh giá ưu nhược điểm của PLC
CHƯƠNG 4: BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC – CPM1A
§4.l. Cấu hình cứng
§4.2. Ghép nối
§4.3. Ngôn ngữ lập trình
CHƯƠNG 5: BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC - S5
§5.l. Cấu tạo của họ PLC Step 5
§5.2. Địa chỉ và gán địa chỉ
§5.3. Vùng đối tượng
§5.4. Cấu trúc của chương trình S5
§5.5. Bảng lệnh của S5 - 95U
§5.6. Cú pháp một số lệnh cơ bản của S5
CHƯƠNG 6: BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC - S7-20
§6.1. Cấu hình cứng
§6.2. Cấu trúc bộ nhớ
§6.3. Chương trình của S7-200
§6.4. Lập trình một số lệnh cơ bản của S7-200
CHƯƠNG 7: BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC - S7-300
§7.l. Cấu hình cứng
§7.2. Vùng đối tượng
§7.3. Ngôn ngữ lập trình
§7.4. Lập trình một số lệnh cơ bản
PHỤ LỤC 1 CÁC PHẦN MỀM LẬP TRÌNH PLC
1. Tập trình cho OMRON
2. Lập trình cho PLC - S5
3. Lập trình cho PLC - S7200
4. Lập trình cho PLC - S7-300
PHỤ LỤC 2 BẢNG LỆNH CỦA CÁC PHẦN MỀM PLC
1. BẢNG LỆNH CỦA PLC CPM1A
2. BẢNG LỆNH CỦA PLC - S5
3. BẢNG LỆNH CỦA PLC - S7-200
4. BẢNG LỆNH CỦA PLC S7-300
TÀI LIỆU THAM KHẢO




Tác giả TS. Nguyễn Như Hiền
TS. Nguyễn Mạnh Tùng
Số trang 142
Tải về Download

Hãy like hoặc chia sẻ nếu thấy hữu ích bạn nhé !

Wednesday, January 22, 2020

Tự động hóa với SIMATIC S7-300 ebooks


Trung tâm đào tạo Siemens Tự động hóa tại Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội là mô hình hợp tác hoàn toàn mới giữa hãng Siemens và trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.  Như vậy Trường đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ có các kỹ sư điều khiển tự động sử dụng thành thạo thiết bị tự động của Siemens - một hãng sản xuất thiết bị công nghiệp hàng đầu thế giới, cũng như hãng Siemens sẽ có những khách hàng trong tương lai luôn sẵn sàng chọn giải pháp kỹ thuật của Siemens.

Những người đã xây dựng ý tưởng, đã hài hòa hai mục đích thành một để tạo dựng ra Trung tâm là PGS. Phạm Minh Hà, khi đó chỉ là Phó hiệu trưởng của Trường và Kỹ sư Nguyễn Thái Hưng, lúc đó anh là đại diện của hãng Siemens ở Việt Nam về lĩnh vực Tự động hóa. Còn những con người mang lại sức sống và sự trưởng thành cho Trung tâm chính là những cán bộ của Bộ môn Điều khiển Tự Động, những con người đại diện cho Trường thực hiện sự hợp tác và đó cũng chính là tác giả của cuốn sách “Tự động hóa với SIMATIC S7-300”.

Trung tâm đào tạo Siemens Tự động hóa được thành lập ngày 7 tháng 11 năm 1996. Gần bốn năm đã trôi qua, một chặng đường đủ dài để có thể đánh giá và nhìn lại mình. Niềm tự hào của Trung tâm là được hãng đánh giá cao những cống hiến trên lĩnh vực đào tạo. Những kỹ sư trẻ do Trung tâm đào tạo đều tự khẳng định mình trong công tác, nhiều em đã trở thành những cán bộ kỹ thuật chủ chốt của các công ty. Trung tâm cũng đã trở thành địa chỉ đào tạo tin cậy và là nơi tư vấn về các giải pháp kỹ thuật cho nhiều nhà máy, xí nghiệp, của các biện, trường đại học kỹ thuật … Những công trình nghiên cứu của Trung tâm đã được công bố ở nhiều hội nghị khoa học. Những hệ thống được tích hợp tại Trung tâm bằng thiết bị của hãng được ứng dụng trong công nghiệp và được khách hàng chấp nhận về chất lượng cũng như giá thành.

Cuốn sách “Tự động hóa với SIMATIC S7-300” được hoàn thành với nỗ lực không mệt mỏi của các cán bộ Trung tâm. Ngoài những giờ lên lớp, ngoài những giờ làm thực tế, đào tạo tại hiện trường, khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại được các tác giả dành cho cuốn sách. Những kinh nghiệm giảng dạy, những công trình thực tế đã được đúc kết lại để xây dựng cuốn sách. Bên cạnh đó sự động viên của các em sinh viên, sự cổ vũ của các kỹ sư hiện trường, những con người công việc quá bề bộn, không có những khoảng thời gian để tham dự những khóa đào tạo nhưng rất ham mê với các kỹ thuật mới.

“Tự động hóa với SIMATIC S7-300” được viết với mong muốn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết cho các kỹ sư tích hợp hệ thống, là một giáo trình tự học tốt cho sinh viên, kỹ sư, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Điều khiển Tự động, Tự động hóa, Đo lường và Tin học công nghiệp cũng như các ngành kỹ thuật khác. Cuốn sách được ra đời nhằm phục vụ bạn đọc, nên các tác giả cũng rất mong nhận được những đóng góp và phê bình từ bạn đọc.



Tác giả Nguyễn Doãn Phước
Phan Xuân Minh
Vũ Văn Hà
Số trang 237
Tải về Download

Hãy like hoặc chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé !

Hướng dẫn cài đặt phần mềm STEP 7 Professional V13

Hướng dẫn cài đặt phần mềm STEP 7 Professional V13

Sau đây mình xin giới thiệu các bạn cài đặt phần mềm STEP 7 Professional V13 của Siemens một phần mềm khá nặng ,cài đặt lâu và khó mà mình từng gặp. Phần mềm tích hợp các plc khác nhau của Siemens như S7-300/400 , S7-1200/1500..và nhiều module khác nữa, giao diện thân thiện với người dùng, với phiên bản V13 bạn có thể chạy mô phỏng được trên PLC-Sim. Vậy chúng ta bắt tay vào cài đặt thôi nào..
Là một phần mềm rất nặng nên máy tính bạn cài đặt cần có cấu hình tối thiểu như sau:
Windows 7 Home Premium/Professional/Enterprise/Ultimate SP 1 (32 Bit)
Windows 7 Home Premium/ Professional/Enterprise/Ultimate SP1 (64 Bit)
Windows 8.1
Windows 8.1 Professional/Enterprise

Note: Không hỗ trợ Microsoft Windows XP.

Cấu hình tốt nhất để chạy TIA Portal:

Processor: Core i5-3320M , 3.3 GHz

RAM: 8 GB

Screen resolution: 1920 x 1080 px

(Đây là cấu hình tốt nhất, nếu máy bạn RAM 2 GB, Core i3 vẫn chạy ok), hiện tại chưa hỗ trợ win 10 nên đừng cố cài nhé, muốn dùng thì bạn hãy cài thêm máy ảo thì mới dùng được
Sau khi đã xác định được máy mình phù hợp hay không?? chúng ta bắt đầu tải và cài đặt phần mềm STEP 7 Professional V13, link tải phần mềm Tải STEP 7 Professional V13
Tải xong ta dùng phần mềm giải nén file .ISO rồi tiến hành cài đặt, các bạn hãy làm theo hình dưới đây:



Cài đặt phần mềm Tia Portal V13

Chờ Load xong rùi ấn Next



Cài đặt phần mềm Tia Portal V13

Tiếp tục ấn Next



Cài đặt phần mềm Tia Portal V13

ấn Next để tiếp tục cài phần mềm STEP 7 Professional V13



Hướng dẫn cài đặt phần mềm STEP 7 Professional V13



Hướng dẫn cài đặt phần mềm STEP 7 Professional V13



Hướng dẫn cài đặt phần mềm STEP 7 Professional V13



Cài đặt phần mềm plc s-1200



Cài đặt phần mềm plc s7-1200



Cài đặt phần mềm plc s7-1200

Đến đây chắc bạn ngủ được một giấc rồi chứ nhỉ :)), sau khi load xong bạn ấn Skip License Keys ,chúng ta sẽ Crack sau.

Chúc bạn thành công!! Mọi thắc mắc vui lòng hãy gửi Email , mình sẽ hỗ trợ cài đặt

Theo chiaseplc.wordpress.com

Tuesday, January 21, 2020

Làm quen với WinCC ( Siemens )


WinCC (Windows Control Center) là phần mềm tích hợp giao diện người máy HMI (Integrated Human Machine Interface) đầu tiên cho phép kết hợp phần mềm điều khiển với quá trình tự động hóa. Những thành phần dễ sử dụng của WinCC giúp tích hợp những ứng dụng mới hoặc có sẵn mà không gặp bất kì trở ngại nào.

Đặc biệt, với WinCC, người sử dụng có thể tạo ra một giao diện điều khiển giúp quan sát mọi hoạt động của quá trình tự động hóa một cách dễ dàng.

Phần mềm này có thể trao đổi dữ liệu trực tiếp với nhiều loại PLC của các hãng khác nhau như Siemens, Mitsubishi, Allen Bradley, v.v..., nhưng nó đặc biệt truyền thông rất tốt với PLC của hãng Siemens. Nó được cài đặt trên máy tính và giao tiếp với PLC thông qua cổng COM1 hoặc COM2 (chuẩn RS-232) của máy tính. Do đó, cần phải có một bộ chuyển đổi từ chuẩn RS-232 sang chuẩn RS 485 của PLC.

WinCC còn có đặc điểm là đặc tính mở. Nó có thể sử dụng một cách dễ dàng với các phần mềm chuẩn và phần mềm của người sử dụng, tạo nên giao diện người-máy đáp ứng nhu cầu thực tế một cách chính xác. Những nhà cung cấp hệ thống có thể phát triển ứng dụng của họ thông qua giao diện mở của WinCC như một nền tảng để mở rộng hệ thống.

Ngoài khả năng thích ứng cho việc xây dựng các hệ thống có quy mô lớn nhỏ khác nhau, WinCC còn có thể dễ dàng tích hợp với những ứng dụng có quy mô toàn công ty như việc tích hợp với những hệ thống cấp cao như MES (Manufacturing Excution System – Hệ thống quản lý việc thực hiện sản xuất) và ERP (Enterprise Resource Planning). WinCC cũng có thể sử dụng trên cơ sở quy mô toàn cầu nhờ hệ thống trợ giúp của Siemens có mặt trên khắp thế giới.


Nội dung giáo trình:

1 Hướng dẫn cài đặt ...................................................................................... 7
1.1 Cấu hình đòi hỏi (hardware) ..................................................................... 7
1.2 Môi trường hoạt động ................................................................................ 7
1.3 Cài đặt WinCC (Installation)..................................................................... 7 
1.3.1 Cài đặt WinCC: Đăng kí (Registration) ........................................ 8
1.3.2 Cài đặt WinCC : Lựa chọn ngôn ngữ (Language).......................... 9 
1.3.3 Cài đặt WinCC : Lựa chọn thành phần (Components)................. 10 
1.3.4 Cài đặt WinCC : Sự cấp phép (Authorization) ............................. 12 
1.4 Cài đặt WinCC: Mô phỏng Tag (Tag Simulator) .................................... 12 
1.5 Gỡ bỏ WinCC (Deinstallation) ................................................................ 13 
1.6 Xử lý sự cố và sửa lỗi .............................................................................. 14 
2 Dự án WinCC (Wi nCC project) ........................................................... 15
2.1 Bước 1: Khởi động WinCC...................................................................... 15 
2.2 Bước 2: Tạo dự án (Project) mới ............................................................ 15 
2.3 Bước 3: Cài đặt bộ điều khiển cho PLC ................................................. 17 
2.4 Tags và các nhóm Tags ........................................................................... 19 
2.4.1 Bước 4 : Tạo Tags nội (Internal Tags) ......................................... 19 
2.4.2 Bước 4a: Tạo nhóm Tag (Tag Group) .......................................... 21 
2.4.3 Bước 4b: Tạo Tag quá trình (Process Tags) ................................. 23 
2.5 Hiệu chỉnh hình ảnh quá trình (Process Picture) ..................................... 26 
2.5.1 Bước 5.1 : Tạo hình ảnh quá trình .............................................. 26 
2.5.2 Cửa sổ Graphics Designer ........................................................... 27 
2.5.3 Hình ảnh quá trình ....................................................................... 29 
2.5.4 Bước 5.2: Tạo nút nhấn (Button) ................................................. 30 
2.5.5 Bước 5.3: Định dạng hình ảnh quá trình ...................................... 31 
2.5.6 Bước 5.4: Kích hoạt chế độ hiển thị Fill Level ........................... 33 
2.5.7 Bước 5.5: Tạo và thực thi vùng xuất/nhập dữ liệu........................ 36 
2.6 Bước 6: Thiết lập thuôc tính Runtime .................................................... 38 
2.7 Bước 7: Kích hoạt Project ....................................................................... 38 
2.8 Bước 8: Dùng bộ mô phỏng (Simulator).................................................. 39 
3 Hiển thị các giá trị của quá trình ............................................................ 41 
3.1 Bước 1: Mở Tag Logging ........................................................................ 41 
3.2 Bước 2: Cấu hình bộ định thời (timer)..................................................... 42 
3.3 Bước 3: Tạo vùng lưu trữ (Archive) ........................................................ 43 
3.4 Bước 4: Tạo Trend Window .................................................................... 45 
3.5 Bước 5: Tạo cửa sổ bảng biểu (Table) ................................................... 48 
3.6 Bước 6: Thiết lập thuộc tính Runtime ................................................... 50 
3.7 Bước 7: Kích hoạt Project ....................................................................... 50 
4 Cấu hình thông báo (messages) ............................................................. 52 
4.1 Bước 1: Mở Alarm Logging..................................................................... 52 
4.2 Bước 2: Khởi động System Wizard ......................................................... 52 
4.3 Bước 3: Thiết lập màu sắc cho thông báo ............................................... 55 
4.4 Bước 4: Định dạng màu cho thông báo .................................................. 57 
4.5 Giám sát các giá trị giới hạn (Limit Value) ........................................... 59 
4.5.1 Bước 5.1: Thiết lập việc giám sát các giá trị giới hạn ................ 59 
4.5.2 Bước 5.2: Thiết lập các giá trị giới hạn ....................................... 62 
4.6 Bước 6: Tạo thông báo hình ảnh (Picture)............................................... 65 
4.7 Bước 7: Thiết lập thuộc tính Runtime ..................................................... 68 
4.8 Bước 8: Kính hoạt Project ..................................................................... 69 
5 In chuỗi thông báo (Message Sequence Report) ................................. 71 
5.1 Bước 1: Kích hoạt chuỗi thông báo ......................................................... 71 
5.2 Hiệu chỉnh Layout .................................................................................. 72 
5.2.1 Bước 2.1: Mở Layout ................................................................... 72 
5.2.2 Thiết kế báo cáo (Report Designe) .............................................. 72 
5.2.3 Bước 2.2: Hiệu chỉnh Layout ....................................................... 74 
5.3 Bước 3: Cài đặt thông số in (Print Job) .................................................. 78 
5.4 Bước 4: Thiết lập thuộc tính Runtime .................................................. 79 
5.5 Bước 5: Kích hoạt Project....................................................................... 80 
6 In thông báo chạy thực Tag logging ...................................................... 82 
6.1 Bước 1: Tạo Layout ................................................................................. 82 
6.2 Hiệu chỉnh Layout .................................................................................. 83 
6.2.1 Bước 2.1: Hiệu chỉnh phần tĩnh (Static Portion) .......................... 83 
6.2.2 Bước 2.1: Hiệu chỉnh phần động (Dynamic Portion) ................... 83 
6.3 Bước 3: Thiết lập thông số in ................................................................ 86 
6.4 Bước 4: Kích hoạt Project ...................................................................... 87 
7 Hoạt động client / server ........................................................................ 89 
7.1 Hệ thống Client / Server ........................................................................ 89 
7.2 Bước 1: Tạo hệ thống đa người dùng (Multi - User) .............................. 89 
7.3 Bước 2: Kết nối với máy Client............................................................... 90 
7.4 Bước 3: Thiết lập thuộc tính Runtime cho máy Client ........................... 92 
7.5 Bước 4: Mở một Project trên máy Client ................................................ 93 
7.6 Bước 5: Sự khác nhau về hình ảnh khởi động giữa Server / Client......... 94
Tác giả Không rõ tác giả
Số trang 101
Tải về Download

Tuesday, January 7, 2020

Tự động hóa với WinCC _ tải ebook miễn phí

WinCC (Window Control Center) là phần mềm của siemens để điều khiển, giám sát và thu nhập dữ liệu trong quá trình sản xuất. Với WinCC, người dùng có thể trao đổi dữ liệu với PLC của nhiều hãng khác nhau như: Mitsubishi, Siemens, Omron,.. thông qua cổng COM với chuẩn RS232 của PC và chuẩn RS485 của PLC.

Bài viết này chia sẻ kiến thức trong tài liệu Tự động hóa với WIN CC giúp độc giả quan tâm tiếp cận được tài liệu chất lượng về chuyên ngành tự động hóa.

NỘI DUNG SÁCH

Sách này được trình bày qua 2 phần gồm 5 chương.
Phần 1: gồm 4 chương, trình bày lý thuyết về WinCC 6.0
Phần 2: 1 chương, gồm 5 bài tập thực hành hướng dẫn điều khiển và giám sát một số quy trình sản xuất trong công nghiệp. Cách kết nối S7-300 và WinCC 6.0 cũng như cách kết nối S7-300 và WinCC phiên bản mới nhất 7.0 có nhiều cải tiến.

CHƯƠNG 1 & 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LẬP TRÌNH WINCC

Hai chương này, giới thiệu nội dung sách, trình bày một cách khái quát về chương trình WinCC những đặc tính cơ bản của WinCC (Window Control Center) , các chức năng, nhiệm vụ, cấu trúc. Các bước soạn thảo một dự án trong WinCC 6.0 như: Tạo một dự án “Project” WinCC mới, chọn PLC hoặc Drivers từ Tag Management, tạo các biến nội (Internal) và ngoại (External), tạo ảnh từ cửa sổ giao diện Graphic Designer, thiết lập các thuộc tính của ảnh được tạo từ Graphics Designer, cách soạn thảo các biến và các kiểu dữ liệu của biến có trong WinCC, thiết lập môi trường thời gian thực hiện và cuối cùng chạy mô phỏng giao diện đã thiết lập.

CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG TAG LOGGING

Chương 3 giới thiệu các chức năng, nhiệm vụ của Tag Logging và mô tả quá trình hiển thị các giá trị xử lý thông qua dự án mẫu (đã trình bày trong chương 2. Quá trình hiển thị giá trị xử lý được tiến hành qua các bước như:

Khởi động Tag Logging, định dạng Timer, tạo một lưu trữ Archiving Wizard, tạo một Trend Window trong Graphic Designer, tạo một Table Window trong Graphic Designer, thiết lập thông số hoạt động và chạy mô phỏng để hiển thị các thông số giá trị biến trong thời gian thi hành.

CHƯƠNG 4: TÌM HIỂU ALARM LOGGING

Chương này giới thiệu khái quát những chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Alarm Logging. Thiết lập một hệ thống thông báo hoàn chỉnh, hiển thị thông báo trên màn hình thông qua dự án mẫu ở chương 2 &3. Hệ thống Alarm Logging có đặc tính sau:
Cung cấp các thông tin về lỗi và trạng thái hoạt động toàn diện, cho phép sớm nhận ra các tình trạng vận hành của thiết bị, tránh và giảm thiểu sự cố và nâng cao hiệu quả vận hành và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng.
Cung cấp các số liệu cần thiết, lập một hệ thống thông báo hoàn chỉnh cho Alarm Logging.

CHƯƠNG 5: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH WINCC

Hướng dẫn thực hành WinCC qua 6 bài tập lớn với các hướng dẫn từng bước giúp người học củng cố phần lý thuyết trong 4 chương trình bày trước đó, làm cơ sở cho việc khai thác và sử dụng WinCC trong tự động hóa công nghiệp.

BÀI TẬP 1: THIẾT LẬP ĐỘNG CƠ VÀ BỒN BƠM NƯỚC

Bài tập 1 hướng dẫn các bạn thiết kế một trạm bơm cung cấp nước sinh hoạt với những công cụ, lệnh cơ bản trên giao diện chương trình như: khởi động chương trình, thao tác trên các thanh công cụ của chương trình, cách thiết lập biến, mở giao diện đồ họa, tạo đối tượng, sắp xếp các đối tượng, thiết lập thuộc tính cho đối tượng và sau đó tiến hành chạy mô phỏng kết quả thiết kế.


BÀI TẬP 2: ĐIỀU KHIỂN BĂNG CHUYỀN

Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều khiển băng chuyền qua những hướng dẫn từng bước rất cụ thể về cách thiết lập biến, nhóm biến, thiết kế và sắp xếp các ảnh trên giao diện màn hình, thiết lập thuộc tính cho từng đối tượng trên mô hình, thiết lập các nút điều khiển và nút chuyển đổi giữa các màn hình và thực hiện các điều kiện để chạy mô phỏng các giao diện thiết kế.


BÀI TẬP 3: ĐIỀU KHIỂN TRẠM TRỘN BÊ TÔNG

Hướng dẫn thiết kế điều khiển và giám sát trạm trộn bê tông qua các bước: Thiết lập ảnh trên mô hình, chỉnh sửa và sắp xếp các ảnh sao cho phù hợp. Sau khi thiết lập hoàn chỉnh mô hình, tiến hành thiết lập các thuộc tính động cho các ảnh và thiết lập mô hình để hiển thị các giá trị để xử lý biến. Cuối cùng chạy mô phỏng các mô hình và các biến.


BÀI TẬP 4: DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT SỮA NGÔ

Bài tập 4 là bài tập tổng hợp hướng dẫn cách thiết kế, điều khiển giám sát dây chuyền sản xuất sữa ngô. Lập trình, mô phỏng với S7-300 và WinCC sau đó liên kết giữa S7-300 và WinCC 6.0.


BÀI TẬP 5: ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT VỚI WINCC 7

Tương tự như bài tập 4, đây là bài tập tổng hợp với các bước lập trình điều khiển Ladder bằng S7-300 cho dây chuyền chiết sản phẩm (hóa mỹ phẩm), mô phỏng với phân hệ PLCSIM của S7-300 để kiểm tra chương trình ladder vừa thực hiện, sau đó tiến hành thành lập giao diện điều khiển và giám sát trên phiên bản WinCC mới nhất 7.0 và chạy mô phỏng.

BÀI TẬP 6: ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRONG CÔNG NGHIỆP

Điều khiển và giám sát 3 dây chuyền sản xuất trong công nghiệp với quy trình sản xuất cho trước.

Bài tập 6a: Điều khiển và giám sát dây chuyền sản xuất sữa tươi


Bài tập 6b: Điều khiển và giám sát dây chuyền sản xuất phân tổng hợp NPK



Bài tập 6c: Điều khiển dây chuyền sản xuất tương cà chua
























Tải tài liệu tại đây 

Saturday, January 4, 2020

Tự động hóa trong công nghiệp với WinCC_Giáo trình hay

WinCC là chữ viết tắt Windows Control Center, đây là phần mềm ứng dụng để giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu của một hệ thống tự động hóa quá trình sản xuất, điều khiển và thu thập dữ liệu của một hệ thống tự động hóa quá trình sản xuất. Việc sử dụng những bộ điều khiển lập trình PLC riêng lẻ không đáp ứng yêu cầu điều khiển của một hệ Scada, cần phải kết hợp thêm các bộ hiển thị HMI (Human Machine Interface - Giao diện người và máy).

Trong lĩnh vực tự động hóa trong công nghiệp, WinCC là một trong những phần mềm HMI chuyên dùng của hãng Siemens để quản lý, thu thập dữ liệu và điều khiển quá trình công nghiệp. Chương trình dùng để điều hành các nhiệm vụ của màn hình hiển thị và hệ thống điều khiển trong tự động sản xuất và quá trình. Hệ thống này cung cấp các khối chức năng thích ứng trong công nghiệp như: Hiển thị hình ảnh, thông điệp, lưu trữ và báo cáo. Việc truy cập hình ảnh nhanh chóng, và chức năng lưu trữ an toàn của WinCC đảm bảo tính hữu dụng cao.

Ngoài các chức năng hệ thống, WinCC còn mở ra giao diện cho các giải pháp của người sử dụng, những giao diện này khiến chúng có thể tích hợp WinCC vào các giải pháp tự động hóa phức tạp và toàn công ty. Việc xử lý dữ liệu lưu trữ được tích hợp bằng các giao diện chuẩn ODBC và SQL. Việc thêm vào các đối tượng và các tài liệu cũng được tích hợp bằng OLE2.0 và OLE Custom Controls (OCX). Các cơ chế này làm cho WinCC trở thành một bộ phận dễ truyền tải trong môi trường Windows.

WinCC còn là chương trình ứng dụng 32 bit hướng đối tượng có thể chạy trên hệ điều hành 32 bit từ Windows 95, Windows 98, Windows NT, Windows XP. Chương trình cho phép thực hiện đa nhiệm vụ, đảm bảo phản ứng nhanh chóng với việc xử lý ngắt và độ an toàn chống lại sự mất dữ liệu bên trong ở mức độ cao. Nếu chạy trên nền Windows NT, WinCC còn cung cấp các chức năng để tạo ra sự an toàn và phục vụ như một server trong hệ thống nhiều người sử dụng. Với giao diện thân thiện, WinCC có nhiều công cụ và lệnh mạnh giúp các cán bộ quản lý cũng như các chuyên gia kỹ thuật của các doanh nghiệp nhà máy khai thác có hiệu quả chương trình này.

Cuốn sách “TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CÔNG NGHIỆP VỚI WINCC” được biên soạn nhằm giúp các chuyên gia, đang làm việc và học tập trong lĩnh vực điều khiển hệ thống tự động trong công nghiệp làm quen với giao diện WinCC, thiết kế các dự án liên quan đến tự động hóa. Làm quen dần với một chức năng quan trọng HMI-Human Machine Interface (Giao diện người và máy) của hệ thống Scada.

Sách còn được biên soạn nhằm trang bị cho sinh viên khối ngành công nghệ và khối ngành kỹ thuật như Điện công nghiệp, Điện - Điện tử viễn thông, Cơ điện tử, Tự động hóa, Giao thông vận tải những kiến thức cơ bản để khai thác, vận hành có hiệu quả chương trình WinCC.

Tác giả chân thành cám ơn sự đóng góp ý kiến quý báo của các giảng viên Khoa Điện và đặc biệt là các giảng viên thuộc bộ môn Tự động hóa trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh để tài liệu mang tính hiện đại và sát thực tế.

Lưu ý: Để tiếp nhận hiệu quả hơn kiến thức trong sách này bạn cần có kiến thức chuyên môn về PLC S7 200 và S7 300 cả về kiến thức phần cứng lẫn lập trình. Vì chỉ là công cụ để hỗ trợ cho việc thiết kế chương trình và hệ thống điều khiển.



Tác giả TS. Trần Thu Hà
KS. Phạm Quang Huy
Số trang 431
Tải về Download

Nếu có điều kiện hãy mua sách giấy để ủng hộ tác giả bạn nhé. Hãy like hoặc share nếu thấy bài viết hữu ích nhé !

Thursday, January 2, 2020

TỔNG QUAN KIẾN THỨC VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

TỔNG QUAN KIẾN THỨC VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT
Điện tử công suất là thuật ngữ quen thuộc đối với các chuyên gia và sinh viên ngành điện, điện tử, đo lường điều khiển và viễn thông. Tuy nhiên với đa số những người không thuộc chuyên ngành điện-điện tử thì thuật ngữ này khá khó hiểu. Bài viết này sẽ chia sẻ khái niệm và giải thích rõ hơn về linh kiện quan trọng này trong hầu hết các thiết bị điều khiển tự động cho những ai bước chân vào chuyên ngành điện, điện tử.

ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT LÀ GÌ?

Điện tử công suất là gì? Để trả lời cho câu hỏi này bạn có thể hiểu định nghĩa điện tử công suất theo 2 góc độ như sau:

Định nghĩa hẹp: Điện tử công suất là tập hợp các thiết bị dùng để biến đổi và điều khiển dòng năng lượng điện dựa trên cơ sở các dụng cụ bán dẫn công suất.

Định nghĩa rộng: Điện tử công suất có thể được hiểu như một ngành khoa học kỹ thuật chuyên nghiên cứu về quá trình phát triển và ứng dụng các thiết bị điện tử công suất.


Điện tử công suất là gì?

LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

Vào tháng 12 năm 1939: William Shockley là người đầu tiên đưa ra nguyên lý của chất bán dẫn có thể được sử dụng cho quá trình điều khiển nguồn điện
Ngày 23 tháng 12 năm 1947: là ngày chính thức đánh dấu phát minh về transistor, khi William Shockley, John Bardeen và Walter Brattain đó trình bày về transistor tiếp xúc điểm
Năm 1958: Mạch tích hợp (IC) được phát minh bởi Jack Kelby thuộc Texas Instrument
Năm 1957: Thyristor đã được giới thiệu bởi General Electric
Ngày nay, điện tử công suất có chỗ đứng quan trong trong công nghệ hiện đại và cách mạng hoá lĩnh vực điều khiển nguồn – năng lượng…


Tổng quan về điện tử công suất

TẠI SAO ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN?

Điện tử công suất là công nghệ kết nối hai lĩnh vực truyền thống nguồn điện và mạch điện tử. Điện tử công suất có bước phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây, nguyên nhân chính bởi quá trình phát triển của các linh kiện bán dẫn, dựa trên sự phát triển công nghệ bán dẫn và chế tạo linh kiện bán dẫn.

Giá trị dòng điện, điện áp và các đặc trưng chuyển mạch của linh kiện bán dẫn đang được cải thiện, làm cho dải ứng dụng tiếp tục được mở rộng trong các lĩnh vực như điều khiển đèn điện, cấp nguồn cho điều khiển máy móc, tự động hóa nhà máy, vận tải, tích trữ năng lượng, các hệ truyền động công nghiệp nhiều MW và quá trình truyền tải và phân phối điện năng…

Cùng với đó, quá trình phát triển của mạch tích hợp cũng tạo nên sự phát triển cho điện tử công suất.

THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

Nhiệm vụ chính: thực hiện biến đổi và truyền đạt dòng năng lượng công suất lớn theo tín hiệu điều khiển định trước. Quá trình biến đổi năng lượng được thực hiện bởi tập hợp các các dụng cụ bán dẫn công suất làm việc ở chế độ chuyển mạch và các phần tử điện từ khác.

Tín hiệu điều khiển quá trình năng lượng được hình thành từ yêu cầu của các quy luật điều khiển và đòi hỏi của công nghệ. Như vậy trong mỗi thiết bị điện tử công suất đồng thời xảy ra hai quá trình cơ bản:
Quá trình biến đổi và truyền đạt năng lượng
Quá trình xử lý và truyền đạt tín hiệu

PHÂN LOẠI THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT



Linh kiện điện tử công suất

Ở bài viết này mình đề cập đến cách phân loại thiết bị điện tử công suất theo định nghĩa hẹp, bạn có thể phân ra như sau:
THEO KHẢ NĂNG ĐIỀU KHIỂN
Không điều khiển: điốt
Bán điều khiển: thyristor
Điều khiển: BJT,…
THEO CẤU TRÚC
Điốt
Thyristor và Triac
BJT
MOSFET
IGBT
GTO


ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT VÀ ỨNG DỤNG

CÁC ỨNG DỤNG CHÍNH CỦA ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT LÀ GÌ?
Các hệ truyền động động cơ một chiều
Các hệ truyền động động cơ xoay chiều
Điều khiển máy điện một chiều không cổ góp ( Brushless DC machine)
Các hệ truyền động máy điện đồng bộ nam châm vĩnh cửu
Điều khiển một số máy điện đặc biệt: máy điện từ trở vi bước, động cơ bước
Các hệ thống cấp nguồn
Hệ thống nguồn liên tục UPS
Các ứng dụng nâng cao chất lượng nguồn: chỉnh lưu tích cực, lọc tích cực..
Truyền tải điện năng HVDC
MỘT SỐ LĨNH VỰC ỨNG DỤNG ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT LÀ GÌ?
Máy tính
Ô tô
Điện tử viễn thông
Hàng không và vũ trụ
Máy điện
Chiếu sáng
Chuyển đổi nguồn năng lượng ( năng lượng mặt trời, gió…)

TẢI TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

Download miễn phí tại đây: Google Drive!

TẢI MIỄN PHÍ GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT TÁC GIẢ TRẦN TRỌNG MINH

Download miễn phí tại đây: Google Drive!

GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT TÁC GIẢ PHẠM KHÁNH TÙNG

Download miễn phí tại đây: Google Drive!

Giáo trình điện tử công suất tham khảo:  Tại đây

Top 8 xu hướng công nghệ trong năm 2020

Top 8 xu hướng công nghệ trong năm 2020

Năm 2020 đang đến rất gần, theo bạn công nghệ nào sẽ là bước tiến quan trọng nhất trong ngành khoa học công nghệ thập kỉ 20 tới, và những công nghệ mới nào sẽ xuất hiện vào năm 2020?



Công nghệ hiện đang có những bước phát triển mạnh mẽ, thậm chí, các dự đoán về xu hướng mới dường như trở nên lỗi thời ngay trước khi được đăng trên báo hay blog. Khi công nghệ phát triển, những thay đổi và tiến bộ sẽ diễn ra với tốc độ nhanh theo cấp số nhân. Bài viết này xin chia sẻ với bạn đọc top 8 xu hướng công sẽ phát triển trong năm 2020 và những năm tiếp theo.

1. Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo đã nhận được nhiều tiếng vang trong những năm gần đây. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn chỉ là một xu hướng đáng chờ đợi, bởi vì nó mới chỉ bước đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Ngoài ra, các nhánh khác của AI cũng đang phát triển mạnh mẽ, bao gồm Machine Learning, một công nghệ sẽ được đề cập bên dưới. AI là công nghệ liên quan đến các hệ thống máy tính có khả năng mô phỏng trí thông minh của con người, thực hiện các tác vụ rất con người như nhận dạng hình ảnh, giọng nói và ra quyết định. AI có thể thực hiện các tác vụ này nhanh hơn và chính xác hơn con người.

2. Machine Learning (Học máy)

Machine Learning là một nhánh con của AI. Với Machine Learning, máy tính được lập trình để học cách làm một tác vụ mà chúng không được lập trình: chúng có thể học qua việc khám phá tìm hiểu các loại hình và bản chất từ dữ liệu. Nói chung, công nghệ này có hai loại, đó là học có giám sát và không giám sát.

3. Robotic Process Automation (RPA) (tạm dịch: Tự động hóa quy trình bằng Robot)

Cũng giống như AI và Machine Learning, Robotic Process Automation, hay RPA, là một công nghệ tự động hóa công việc. RPA là hình thức tự động hóa quy trình kinh doanh, ví dụ như giải thích các ứng dụng, thao tác xử lý giao dịch, dữ liệu và thậm chí phản hồi email. RPA tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại của con người.

4. Edge Computing (Điện toán đám mây)

Điện toán đám mây từng là một xu hướng công nghệ đáng chờ đợi. Công nghệ này đã trở nên phổ biến, với những ông lớn thống trị thị trường như AWS (Amazon Web Services), Microsoft Azure và Google Cloud. Việc áp dụng điện toán đám mây vẫn đang phát triển, do ngày càng nhiều các doanh nghiệp chuyển sang giải pháp này. Tuy nhiên, đây không còn là một công nghệ mới nữa.

5. Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)

Thực tế ảo (VR) khiến người dùng đắm chìm trong một môi trường ảo, còn thực tế tăng cường (AR) thì nâng cao trải nghiệm môi trường thực tế của người dùng. Mặc dù VR cho đến nay được sử dụng chủ yếu trong game, những công nghệ này cũng đã được sử dụng trong quá trình huấn luyện, chẳng hạn như VirtualShip, một phần mềm mô phỏng dùng để huấn luyện các đại úy trong hải quân, quân đội và tuần duyên Hoa Kỳ. Trong khi đó, ví dụ điển hình của AR là game Pokemon Go nổi tiếng.

6. Blockchain

Mặc dù khi nói đến công nghệ Blockchain, hầu hết mọi người đều liên tưởng đến tiền ảo, Bitcoin, nhưng Blockchain còn cung cấp hệ thống bảo mật hữu ích trong nhiều lĩnh vực khác. Nói một cách đơn giản, Blockchain là một hệ thống cơ sở dữ liệu chỉ cho phép thêm dữ liệu, chứ không thể lấy đi hoặc thay đổi dữ liệu. Do đó, thuật ngữ “chain” có nghĩa là một chuỗi dữ liệu. Vì các khối dữ liệu trước đó không thể bị thay đổi nên công nghệ này rất an toàn. Ngoài ra, Blockchain hoạt động theo cơ chế đồng thuận, vì vậy không một ai hay máy móc nào có thể kiểm soát dữ liệu. Với Blockchain, ta không cần một bên thứ ba nào đáng tin cậy để giám sát hay xác thực các giao dịch.

7. Internet of Things (IoT) (Internet vạn vật)

“Vạn vật” hiện đều được kết nối WiFi, có nghĩa là chúng có thể kết nối được với nhau và với mạng Internet. Vì vậy, điều này được gọi là Internet vạn vật. Internet vạn vật là một công nghệ của tương lai, nhưng hiện nó đã giúp các thiết bị, đồ gia dụng, xe hơi và nhiều thứ khác kết nối và trao đổi dữ liệu qua mạng Internet. Chúng ta mới đang ở giai đoạn đầu của IoT, khi mà số lượng các thiết bị IoT đã đạt 8,4 tỷ chiếc trong năm 2017, và dự kiến ​​sẽ đạt 30 tỷ thiết bị vào năm 2020.

8. Cybersecurity (An ninh mạng )

An ninh mạng có thể không phải một công nghệ mới, bởi đã xuất hiện được một thời gian, tuy nhiên, nó đang dần phát triển như các công nghệ khác. Một phần là do các mối đe dọa mới liên tục xuất hiện. Các tin tặc luôn cố gắng truy cập dữ liệu bất hợp pháp và tìm cách vượt qua các giải pháp bảo mật mạnh nhất. Một phần cũng vì các công nghệ mới đang được điều chỉnh để tăng cường lớp bảo mật của mình. Chừng nào còn có tin tặc, an ninh mạng sẽ vẫn là một công nghệ mới nổi, bởi vì nó sẽ liên tục phát triển để bảo vệ chống lại những tin tặc đó.

Ngoài các công nghệ vừa đề cập, dưới đây là một vài dự đoán (theo hướng tích cực):
Quantum computing (điện toán lượng tử) với khả năng tính toán nhanh hơn theo cấp số nhân sẽ nổi lên và giúp cách mạng hóa nhiều ngành công nghiệp.
Công nghệ pin sẽ được cải tiến trở nên “sạch hơn” và hiệu quả hơn.
AI sẽ tiến tới giai đoạn tiếp theo, được áp dụng rộng rãi hơn, giúp tự động hóa nhiều thứ hơn và thay đổi chức năng vốn có của lực lượng lao động.
Các rào cản trong sản xuất graphene sẽ được giảm bớt, cho phép sản xuất và tích hợp vật liệu này với nhiều ứng dụng công nghệ.
Các giải pháp công nghệ thu hồi và lưu trữ cacbon (CCS) sẽ được triển khai theo quy mô lớn để giúp chuyển đổi sang việc sử dụng năng lượng tái tạo.

Theo Nctip.com

Giáo trình PLC S7-300 lý thuyết và ứng dụng

Dòng Siemens simatic S7-300 thuộc dòng PLC mạnh phù hợp cho các ứng dụng lớn và vừa với các yêu cầu cao về các chức năng đặc biệt như truyền thông mạng công nghiệp, chức năng công nghệ, và các chức năng an toàn yêu cầu độ tin cậy cao



Ưu điểm:

- Tốc độ xử lý nhanh

- Cấu hình các tín hiệu I/O đơn giản

- Có nhiều loại module mở rộng cho CPU và cả cho các trạm remote I/O

- Cổng truyền thông Ethernet được tích hợp trên CPU, hỗ trợ cấu hình mạng và truyền dữ liệu đơn giản.

- Kích thước CPU và Module nhỏ giúp cho việc thiết kế tủ điện nhỏ hơn.

- Có các loại CPU hiệu suất cao tích hợp cổng profinet, tích hợp các chức năng công nghệ, và chức năng an toàn (fail-safe) cho các ứng dụng cao.

- Bao gồm 7 loại CPU tiêu chuẩn, 7 loại CPU tích hợp I/O, 5 loại CPU fail-safe cho chức năng an toàn, 3 loại CPU công nghệ

Ứng dụng:

- Sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau đặc biệt trong ngành công nghiệp tự động ví dụ như ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát, công nghiệp đóng gói, công nghiệp nhựa, thép,….

- Do yêu cầu phức tạp và mở rộng của hệ thống nên S7-300 có 1 giải pháp lý tưởng từ các trạm trung tâm đến cấu hình các trạm con tại khu vực hoạt động.

- Ngoài ra, đối với các môi trường hoạt động đặc biệt như nhiệt độ, độ ẩm cao, hay nông độ hóa chất cao thì S7-300 có dòng sản phẩm SIPLUS cho các môi trường đặc biệt.

- Các ngành công nghiệp tiêu biểu: công nghiệp ôtô, công nghiệp kỹ thuật cơ khí, máy móc trong xây dựng, các nhà chế tạo máy, ngành nhựa, Đóng gói, thực phẩm và nước giải khát, công nghiệp xử lý,…
Với những ứng phổ biến và phức tạp như vậy, để nắm bắt được những kiến thức để sử dụng và phát huy những ưu điểm của thiết bị không những này cần nhiều thời gian và thực tiễn tiếp cận mà cần có những tài liệu đầy đủ rõ ràng. Với những kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực và những gì sưu tập được trong quá trình công tác chúng tôi chia sẻ cho bạn đọc cuốn ebook "Giáo trình PLC S7-300 lý thuyết và ứng dụng" hy vọng giúp nhu cầu tìm hiểu các bạn kỹ thuật ngành điện tự động hóa


Nội dung cuốn giáo trình gồm: 

Chương 1. Giới thiệu
1.1 Giới thiệu PLCS7-300
1.1.1 Thiết bị điều khiển khả trình
1.1.2 Các module của PLCS7-300
1.2 Tổ chức bộ nhớ CPU
1.3 Vòng quét chương trình PLC
1.4 Cấu trúc chương trình.
1.4.1 Lập trình tuyến tính
1.4.2 Lập trình cấu trúc
1.4.3 Các khối OB đặc biệt
1.5 Ngôn ngữ lập trình
Chương 2. Ngôn ngữ lập trình STL
2.1 Cấu trúc lệnh
2.1.1 Toán hạng là dữ liệu
2.1.2 Toán hạng là địa chỉ
2.1.3 Thanh ghi trạng thái
2.2 Các lệnh cơ bản
2.2.1 Nhóm lệnh logic
2.2.2 Lệnh đọc thanh ghi trong ACCU
Chương 3. Ngôn ngữ Graph và ứng dụng
3.1 Tạo một khối FB dưới dạng ngôn ngữ Graph
3.1.1 Tạo một khối FB Graph
3.1.2 Viết chương trình theo kiểu tuần tự
3.2 Viết chương trình cho ACTION cho các step
3.3 Viết chương trình cho TRANSITION
3.4 Lưu và đóng chương trình lại
3.5 Gọi chương trình từ trong khối FB1 vào khối OB1
3.6 Download chương trình xuống CPU và kiểm tra tuần tự chương trình
3.6.1 Download chương trình xuống CPU
3.6.2 kiểm tra tuần tự chương trình
Chương 4. Phần mềm Step 7
4.1 Sơ lược về phần mềm Step 7
4.1.1 Cài đặt step 7
4.1.2 Các công việc khi làm việc với phần mềm Step 7
4.1.3 Seat giao diện PG/PC 43
4.2 cách tạo một chương trình ứng dụng với Step 7
4.2.1 Các bước soạn thảo một Project
4.2.2 Thiết lập phần cứng cho trạm
4.2.3 Soạn thảo chương trình cho các khối logic
Chương 5. Bộ hiệu chỉnh PID, các hàm xử lý tín hiệu tương tự và ứng dụng
5.1 Giới thiệu
5.2 Môdun mềm FB58
5.2.1 Giới thiệu
5.2.2 Các thông số của FB58
5.3 Hàm FC105,FC106
5.3.1 Hàm FC105 định tỉ lệ ngõ vào Analog
5.3.2 Hàm FC106 không định tỉ lệ ngõ ra Analog
5.4 Ví dụ ứng dụng điều khiển mức nức trong bồn
5.4.1 Nguyên lý hoạt động
5.4.2 Sơ đồ khối của hệ thống tự động
5.4.3 Khai báo các thông số phần cứng



Tác giả ThS. Nguyễn Xuân Quang
Số trang 84
Tải về Download

Hoặc download bài giảng PLC S7 300  tại đây
Hãy like hoặc share nếu bạn thấy bài viết hữu ích, nếu có điều kiện hãy mua sách giấy để ủng hộ tác giả bạn nhé.




Tesla và dấu ấn công nghệ xe hơi hiện đại


Từ một hãng xe hơi khởi nghiệp tại thung lũng Silicon, Tesla vươn lên thành hãng xe hơi giá trị thứ 3 thế giới và trở thành thế lực đáng gờm đối với các ông lớn trong ngành xe hơi. Tesla đã thành công trong việc ra mắt phiên bản đầu tiên của chiếc xe điện rất được mong chờ là Model 3 mang tên SN1 (Serial Numer 1) vào giữa năm 2017, là khởi đầu cho việc sản xuất số lượng lớn của mẫu xe này trong vài tháng sau đó.



 Model 3 sẽ không đơn thuần là một chiếc xe điện như Model S, nó sẽ là câu trả lời cho tham vọng bình dân hóa xe chạy điện trong tương lai. Với giá 35 ngàn USD, nó chỉ bằng gần 1/3 so với Model S, mẫu xe điện hiện hành không dành cho số đông. Chỉ 1 tuần sau khi cho đặt trước thì Tesla nhanh chóng thu về khoảng 350 ngàn đơn hàng cho mẫu xe này, một con số thật khủng khiếp.

 Theo Tesla, vào đầu năm 2018 này, hãng sẽ giới thiệu một chiếc xe có khả năng tự lái với quãng đường từ Los Angeles đến New York, hơn 3.000km. Cộng với việc ra mắt Model 3 với giá thành phải chăng hơn thì đó chính là công nghệ đột phá giúp xe điện Tesla xuất hiện nhiều hơn trên đường phố ở Mỹ trong tương lai gần.

Tesla hiện đang là thương hiệu xe ô tô thu hút nhiều sự chú ý nhất không chỉ của những người cầm lái mà của các tín đồ công nghệ. Theo Tesla, vào đầu năm 2018 này, hãng sẽ giới thiệu một chiếc xe có khả năng tự lái với quãng đường hơn 3.000km.

Trước đó, từ tháng 10/2016, Giám đốc điều hành của Tesla Elon Musk từng hứa vào thời điểm cuối năm 2017, một chiếc xe mang thương hiệu Tesla có thể đi từ Los Angeles đến New York mà không cần bất cứ sự can thiệp nào từ con người. Tuy nhiên, đến tháng 8, vị CEO đã hẹn lại khi cho rằng điều đó sẽ xảy ra vào đầu năm 2018.



Tesla với tham vọng mang đến một chiếc xe có khả năng tự tham gia giao thông trên quãng đường dài

Hệ thống tự lái mà hãng xe điện này muốn nhắc đến được đánh giá là đi trước so với các đối thủ trong ngành công nghiệp ô tô truyền thống. Hệ thống này (gọi chung là Autopilot) có nhiệm vụ hỗ trợ tài xế điều hướng trên đường cao tốc hay trong các bãi đậu xe.

Tesla giới thiệu Autopilot lần đầu tiên trên mẫu sedan Model S vào năm 2015, đem đến cho các phương tiện khả năng tự vận hành trong một số hoàn cảnh nhất định. Năm 2016, nhà sản xuất nâng cấp phần cứng trên tất cả các dòng xe nhằm hỗ trợ hệ thống tự lái mới nhất có tên gọi Enhanced Autopilot.

Theo đó, những xe Tesla sản xuất từ tháng 10/2016 trở đi đều được trang bị 8 camera, đảm bảo phạm vi quan sát 360 độ xung quanh chiếc xe và thêm 12 cảm biến siêu âm giúp phương tiện phát hiện và tránh những chướng ngại vật cứng cũng như mềm trên đường di chuyển.



"Góc nhìn 360 độ" dựa trên hệ thống camera, cảm biến và công nghệ phầm mềm

Với sự hỗ trợ từ hệ thống radar, xe Tesla có thể nhìn xuyên qua sương mù, mưa lớn, bụi bẩn, thậm chí một chiếc xe phía trước. Khi di chuyển trên cao tốc, Enhanced Autopilot sẽ điều khiển tốc độ của xe dựa vào tình trạng giao thông xung quanh, cũng như quyết định khi nào nên chuyển làn, ra khỏi xa lộ…Không chỉ hoạt động trên đường thẳng, hệ thống còn có khả năng xử lý ở khúc cua hay những tuyến đường với hình dạng phức tạp hơn.

Khi đến điểm dừng, tính năng Enhanced Autopilot tiếp tục phát huy tác dụng trong việc tìm kiếm chỗ đậu xe còn trống, sau đó thực hiện màn đỗ xe song song hoặc vuông góc.

Thậm chí, với một ứng dụng trên điện thoại di động, chủ sở hữu có thể "ra lệnh" cho phương tiện tự đi vào hoặc ra khỏi garage mà không cần ngồi trong xe.



Theo tuyên bố của giám đốc điều hành Tesla, với công nghệ tự lái mới việc tham gia giao thông thậm chí còn an toàn hơn cả khi con người trực tiếp cầm vô lăng

Tuy nhiên, do các vấn đề về pháp lý, xe Tesla vẫn chưa thể tự lái hoàn toàn ở thời điểm hiện tại. Nhà sản xuất khuyến cáo khách hàng vẫn nên đặt tay trên vô-lăng. Nếu người lái rời tay khỏi vô-lăng quá lâu, xe sẽ tự động táp vào lề đường và dừng hẳn trước khi khởi động lại chế độ tự lái để đảm bảo an toàn.

Theo CEO Elon Musk cho biết khi các quy định pháp lý cũng như phần mềm cho phép, các xe Tesla khi xuất xưởng đều có phần cứng phục vụ tính năng tự lái hoàn toàn trong tương lai. Trong tương lai gần, khi ở chế độ tự lái, sự an toàn của xe Tesla sẽ cao gấp đôi so với việc một tài xế ngồi sau vô-lăng. Hệ thống tự lái hoàn thiện hơn sẽ sử dụng công nghệ GPS để tìm kiếm lộ trình phù hợp nhất đối với điểm đến mà người dùng cung cấp. Chi phí mà khách hàng phải trả là 8.000 USD tại thời điểm mua xe hoặc 10.000 USD nếu muốn kích hoạt hệ thống sau đó.

Thế giới đang theo xu hướng xe điện và những nỗ lực của Elon Musk và Tesla góp phần không nhỏ vào điều đó. Tesla đã góp phần kích thích những hãng xe hơi lớn nhất thế giới tham gia vào dự án xe điện. "Chiếc xe điện Chevy Bolt sẽ không bao giờ ra mắt nếu như không có Tesla", nhà phân tích của Navigant nói. "Còn tập đoàn Volkswagen thì đang cố gắng chuyển dịch từ diesel sang điện nhanh nhất có thể". Đó chính dấu ấn mà Tesla để lại cho sự phát triển của ngành xe hơi hiện đại.

Nguồn tổng hợp