Monday, November 25, 2019

RS485 là gì ? PLC điều khiển biến tần như thế nào với chuẩn giao tiếp RS485

PLC điều khiển biến tần như thế nào? Cách kết nối và cài đặt điều khiển biến tần với PLC thường được dùng hiện nay với cổng giao tiếp RS485 được giới thiệu trong bài viết này. trước tiên ta cần tìm hiểu xem RS485 là gì ?

RS485 là gì?

Khi một mạng cần phải chuyển các khối nhỏ thông tin trên một khoảng cách dài, RS-485 thường là chuẩn giao tiếp được lựa chọn. Các nút mạng có thể là máy tính cá nhân, vi điều khiển, hoặc bất kỳ thiết bị có khả năng truyền thông nối tiếp không đồng bộ. So với Ethernet và giao diện mạng khác, phần cứng vàgiao thức yêu cầu của RS-485 đơn giản hơn và rẻ hơn.


  Năm 1983, Hiệp hội công nghiệp điện tử (EIA) đã phê duyệt một tiêu chuẩn truyền cân bằng mới gọi là RS-485. Đã được chấp nhận rộng rãi và sử dụng trong công nghiệp, y tế, và dân dụng. Có thể coi chuẩn RS485 là một phát triển của RS232 trong việc truyền dữ liệu nối tiếp. Những bộ chuyển đổi RS232/RS485 cho phép người dùng giao tiếp với bất kỳ thiết bị mà sử dụng liên kết nối tiếp RS232 thông qua RS485. Liên kết RS485 được hình thành cho việc thu nhận dữ liệu ở khoảng cách xa và điều khiển cho những ứng dụng. Những đặc điểm nổi trội của RS485 là nó có thể hỗ trợ một mạng lên tới 32 trạm thu phát trên cùng một đường truyền, tốc độ baud có thể lên tới 115.200 cho một khoảng cách là 4000feet (1200m).
Với kiểu truyền cân bằng và các dây được xoắn lại với nhau nên khi nhiễu xảy ra ở dây này thì cũng xảy ra ở dây kia, tức là hai dây cùng nhiễu giống nhau. Điều này làm cho điện áp sai biệt giữa hai dây thay đổi không đáng kể nên tại nơi thu vẫn nhận được tín hiệu đúng nhờ tính năng đặc biệt của bộ thu đã loại bỏ nhiễu. Liên kết RS485 được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, nơi mà môi trường nhiễu khá cao và sự tin tưởng vào tính ổn định của hệ thống là điều quan trọng. Bên cạnh đó khả năng truyền thông qua khoảng cách xa ở tốc độ cao cũng rất được quan tâm, đặc biệt là tại những nơi mà có nhiều trạm giao tiếp được trải ra trên diện rộng.
Bảng so sánh thông số kỹ thuật giữa chuẩn RS232, RS422, RS485:
RS-232 có định nghĩa chuẩn giao diện cơ học (giắc cắm), ở các máy tính PC đều có cổng truyền thông theo chuẩn RS-232 mà ta hay gọi là cổng COM.

Khác nhau chính giữa RS-232 và RS-485 là ở phương thức truyền dẫn tín hiệu

RS-232 trong cấu hình đấu ghép tối thiểu sử dụng 3 dây : TX(truyền), RX(nhận) và GND (đất) , trong đó trạng thái logic của tín hiệu sử dụng mức chênh áp giữa TX hoặc RX so với dây đất GND.

RS-485 sử dụng chênh lệch điện áp giữa 2 dây A và B để phân biệt logic 0 và 1, chứ không so với đất. Khi truyền tín hiệu xa, nếu có sụt áp thì đồng thời sụt trên cả 2 dây nên tín hiệu vẫn đảm bảo.

Do vậy RS-485 cho phép truyền tín hiệu xa hơn và tốc độ truyền cho phép cũng cao hơn RS-232.

Thêm nữa RS-485 cho phép liên kết đa điểm, gồm nhiều đối tác truyền thông trong 1 mạng, RS-232 chỉ đấu ghép điểm- điểm, trực tiếp giữa 2 đối tác truyền thông.

PLC điều khiển biến tần như thế nào với chuẩn giao tiếp RS485

PLC và biến tần là 2 thiết bị luôn được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp, sự kết hợp đồng bộ và hoàn hảo của 2 thiết bị luôn mang lại những lợi ích cực kỳ hiệu quả cho hoạt động sản xuất.
Giới thiệu các cách kết nối điều khiển giữa plc và biến tần

Thông thường,PLC điều khiển biến tần thì có khoảng 5 cách ( hoặc hơn ) , đó là :

+Điều khiển theo digital – theo cách điều khiển này thì trên mỗi PLC dùng 4 output điều khiển cho cả 16 cấp tốc độ (cấp tốc độ được cài trước trên từng loại biến tần) , đấu 4 dây digital output này vào 4 DI trên biến tần .

+Điều khiển theo analog – với cách này nếu muốn biến tần chạy tốc độ nào thì chúng ta tiến hành nhập tốc độ ấy trực tiếp trên PLC ( thông qua HMI ),cái này yêu cầu người lập trình phải biết sử dụng analog.Nên trang bị thêm 1 module analog output,vào đấu 2 dây từ PLC vào chân AI trên biến tần.

+Điều khiển theo motori pot : nghĩa là chúng ta dùng 2 nút tăng tốc và giảm tốc,bấm vào thì biến tần sẽ tăng hoặc giảm,nhả ra thì dừng lại-Và cách này chúng ta cũng chỉ cấu hình trên biến tần và 2 digital output.

+Điều khiển theo Profibus :

+Điều khiển theo chuẩn giao tiếp RS485

Với những phương pháp kết nối trên thì hiện nay thường sử dụng kết nối và điều khiển biến tần bằng chuẩn giao tiếp RS485.

Với mỗi loại biến tần và mỗi loại plc thì sẽ có những phương thức kết nối và điều khiển không giống nhau, dưới đây với hạn chế trong bài viết, chúng tôi xin giới thiệu 1 trường hợp về PLC Delta và Biến tần Delta.

>>>Click để tham khảo bảng cập nhật 2018 giá biến tần mitsubishi cạnh tranh trên thị trường chúng tôi cung cấp tại đây<<<

Bài viết này chúng tôi xin trình bày phương pháp kết nối PLC Delta và Biến tần Delta qua cổng RS485, chúng ta sẽ tuần tự thực hiện theo các bước dưới đây:

1. Cấu hình phần cứng

Hai chân giữa của chân RJ45 ( Rj11: là jack điện thoại bàn ) sẽ là chân cộng và chân trừ.


2. Giao thức truyền thông

Hãy lưu ý các giao thức này để tránh nhầm lẫn trong những trường hợp sau này.

Trong VD này, tôi sử dụng giao thức: 7, N, 2, 38400, ASCII

3. Cấu hình lại Biến tần.

Một thông tin rất quan trọng: Để biến tần nhận được tín hiệu điều khiển từ PLC thì cần phải khai báo thông số truyền thông PLC và Biến tần sao cho khớp. Mỗi biến tần có một cách khai báo và nằm trong các thông số khác nhau.

Ở đây,chúng tôi sử dụng biến tần VFD-E của Delta cho bài hướng dẫn. Nếu dùng loại Biến tần khác, vui lòng kiểm tra lại các thông số cài đặt.

Bạn cần phải cài các thông số sau:

02.00 = 3: Source of First Master Frequency Command

3: RS-485 (RJ-45) communication

02.01 = 3 : Source of First Operation Command

3: RS-485 (RJ-45) communication. Keypad STOP/RESET enabled.

09.00 = 2: Communication Address

Chúng ta lấy giá trị là 2

09.01 = 3: Transmission Speed

3: Baud rate 38400bps (max speed for some inverters)

9.04 = 0 : Communication Protocol

0: 7,N,2 (Modbus, ASCII)

4. PLC Software ( Send).

Để truyền dữ liệu bằng cổng RS485 của PLC, ở đây chúng ta sẽ dùng lệnh MODWR (API 101) và cờ M1122 để kích hoạt lệnh truyền thông.

Giải thích câu lệnh:

MODWR S1 S2 N

S1 = Device Address of the slave (= 2 như ta đã làm ở bước 3, 4 và 5)

S2 = Data Address of the slave (H2001 dùng để thay đổi tần số)

N = Data to be written (just 1 word)

5. PLC Software ( Read).

Giống bước 4.

Nhưng lần này chúng ta sẽ sử dụng hai thanh ghi dữ liệu D1050 to D1055, nơi lưu dũ liệu nhận được.

Ý nghĩa lệnh MODRD:

MODWR S1 S2 N

S1 = Device Address of the slave (= 2 như ta đã làm ở bước 3, 4 và 5)

S2 = Data Address of the slave (H2001 dùng để thay đổi tần số)

N = Data to be read (3 words)

Trên đây là hướng dẫn phương thức kết nối và điều khiển của biến tần và PLC hãng Delta, mong rằng với chút kiến thức sẽ giúp đỡ bạn đọc ít nhiều. Hãy like hoặc chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé !

banner
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: