Tuesday, April 7, 2020

Tìm hiểu các linh kiện điện tử

Trong các thiết bị tự động hóa thì các thành phần chủ yếu cấu tạo nên là các linh kiện điện tử, thiết bị hoạt động ổn định, chính xác hay không đều phụ thuộc vào từng linh kiện trong máy. Bài viết này xin được chia sẻ kiến thức tìm hiểu chi tiết về các linh kiện điện tử: cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như ứng dụng thực tế của từng thiết bị. Bài viết này nằm trong series bài viết "kiến thức kỹ thuật điện ứng dụng". Các cùng tìm hiểu nhé !

Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất chính là linh kiện điện tử công suất, khi công nghệ được phát minh đã thay đổi hoàn toàn ngành bán dẫn.

1. Mosfet  – Transistor trường

            


Mosfet là Transistor trường có cấu tạo khác với Transistor thông thường , chúng có độ nhạy cao hơn và
được sử dụng trong hầu hết các bộ nguồn Monitor .
                             

2.cấu tạo

Mosfet                           Transistor
Mosfet có 3 cực là G ( cực cổng ) , D ( cực thoát ), S ( cực nguồn ) về nguyên lý hoạt động chúng tương tự với 3 cực B, C , E của Transistor thông thường , nhưng về cấu tạo chúng khác với đèn BCE .

                                          
 + Cực nguồn ( S ) và cực thoát ( D ) được nối với hai chất bán dẫn N đặt trên nền có tính cách điện, khoảng giữa hai cực là vùng nghèo điện tích tự do .
+ Cực cổng ( G ) được đặt bên trên khoảng trống giữa hai cực N và các ly bằng một lớp cách điện là SiO2, cực G cách
điện hoàn toàn với cực D và cực S .
+ Khi cho một điện áp chênh lệch vào hai cực D và S thì không có dòng điện chạy qua nhưng khi ta đưa một điện áp dương vào cực G, điện áp này sinh ra hiệu ứng trường trong khoảng trống giữa hai lớp bán dẫn N, và dưới tác dụng của từ trường thì xuất hiện dòng điện chạy qua từ cực D sang cực S .
Điện áp đặt vào chân G không tạo ra dòng điện GS  mà chỉ  tạo ra hiệu ứng trường trong Mosfet vì vậy  một tín hiệu có cường độ rất yếu cũng có thể làm cho Mosfet mở rất mạnh .
Dòng điện chạy qua hai cực D – S chỉ phụ thuộc vào điện áp chân G mà không phụ thuộc vào cường độ của tín hiệu
=> Vì vậy Mosfet được coi là linh kiện có độ nhạy rất cao và chúng đã được sử dụng trong các bộ nguồn Monitor và các bộ nguồn của nhiều thiết bị điên tử cao cấp ngày nay .

3.Ký hiệu của Mosfet :

Mosfet thường có ký hiệu là  K… , 2SK…   ,  IRF…Thí dụ    K3240  , IRF630  v v.. trong đó đèn K có công suất lớn hơn và thường sử dụng trong mạch nguồn, các đèn IRF có công suất nhỏ hơn nên sử dụng trong mạch công tắc, mạch Regu và ít sử dụng trong mạch nguồn.


Quy định về các cực :
-  Cực G – ở bên trái
-  Cực D -  ở giữa
-  Cực S – ở bên phải .

4.Ứng dụng 

Hai ứng dụng quan trọng của Mosfet là dùng trong mạch khuếch đại điện áp và các khóa chuyển mạch trạng thái. Ưu thế quan trọng của Mosfet là khả năng điều khiển tổn hao công suất rất thấp, thời gian lật mạch trạng thái khi chuyển mạch nhỏ.

2. IC so quang


+ IC so quang thường có 4 chân, một số ít có 6 chân , bên trong có một điốt phát quang và một đèn thu quang .
+ Khi cho dòng điện đi qua điốt phát quang, đi ốt phát ra tia hồng ngoại chiếu vào đèn thu quang làm đèn thu quang dẫn .
+ Dòng điện qua điốt phát quang  tỷ lệ thuận với dòng điện qua đèn thu quang .
+  Giữa bên điốt phát quang và đèn thu quang cách điện với nhau, chúng chỉ truyền thông tin biến đổi điện áp sang nhau thông qua ánh sáng hồng ngoại .
+ IC so quang được sử dụng nhiều trong bộ nguồn cách ly, chúng làm nhiệm vụ truyền thông tin về sự biến thiên dòng điện từ bên này sang bên kia mà vẫn cách ly được điện áp.

                                  .     

IC so quang 4 chân & IC so quang 6 chân

  • IC so quang 6 chân
Cách đo :
·         Một bên bạn đo như đo điốt, một bên bạn đo như đo cực CE của Transistor .
·         Lưu ý :  Trong bộ nguồn , nếu IC so quang hỏng thì chúng thường hỏng ở dạng kém , tức là bạn đo không phát hiện được hư hỏng do đó nhiều khi cần thay thử .  

3. Diode xung

·        
                                                            Sau bộ nguồn xung cần sử dụng
Điốt xung để chỉnh lưu
  • Về hình dạng thì Điốt xung giống hệt với Điốt thường, nhưng do được cấu tạo đặc biệt nên Điốt xung làm việc được ở các tần số rất cao khoảng vài chục KHz .
  • Khi chỉnh lưu cho các điện áp có tần số cao như điện áp thứ cấp nguồn xung, điện áp thứ cấp cao áp thì ta cần sử dụng Điốt xung, nếu bạn sử dụng các Điốt thông thường tại các vị trí này thì Điốt sẽ bị nóng và hỏng sau ít phút hoạt động .
  • Điốt thường chỉ dùng để chỉnh lưu điện áp có tần số thấp như điện AC 50Hz , không sử dụng được trong các mạch tần số cao nhưng Điốt xung lại có thể xử dụng được trong tất cả các mạch .+ Điốt xung có giá thành cao hơn Điốt thường khoảng 4 – 5 lần .

Điốt xung thường có vòng mầu có mầu xanh hay đỏ hoặc vòng mầu đứt nét .

4. IC tạo  dao động .


  • IC tạo dao động được sử dụng phổ biến trong các bộ nguồn Monitor, đây là IC có mạch rất đơn giản và giá thành rẻ, bạn có thể sử dụng IC này để lắp đèn nháy, điều đó sẽ giúp bạn hiểu nguồn Monitor dễ dàng hơn.
  • Các chân chính của IC này là :+  Chân 7 là Vcc 12V+  Chân 4 là chân dao động
+  Chân 2 là chân điều khiển biên độ dao động ra, điện áp chân 2 tỷ lệ nghịch với biên độ dao động ra .
+  Chân 1 có tác dụng ngược với chân 2 .
+  Chân 3 là chân bảo vệ
+  Chân 6 là chân dao động ra

Còn tiếp....

Tài liệu tham khảo:
Giáo trình linh kiện điện tử và ứng dụng _ Tác giả: NGUYỄN VIẾT NGUYÊN
Linh kiện điện tử _ Klaus Beuth (Sách dịch)

banner
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: