Wednesday, March 25, 2020

Hệ thống quản lý thiết bị điện SCADA là gì? Tìm hiểu về SCADA

Hệ thống quản lý thiết bị điện SCADA là gì? Tìm hiểu về SCADA

Nếu như vài năm trước đây, hệ thống quản lý thiết bị SCADA là một cái khái niệm còn rất xa lạ thì trong những năm trở lại đây, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với tiện ích nó mang lại thì SCADA đã không còn quá xa lạ. Vậy bạn thật sự hiểu rõ SCADA chưa? Nếu chưa thì cùng tìm hiểu nhé.

SCADA là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh "Supervisory Control And Data Acquisition", nghĩa là hệ điều khiển giám sát và thu thập số liệu sản xuất.

SCADA là một công cụ tự động hóa công nghiệp, dùng kĩ thuật vi tính PLC/RTU, để trợ giúp việc điều hành kĩ thuật ở các cấp trực ban điều hành của sản xuất công nghiệp: từ cấp phân xưởng, xí nghiệp (hay trạm điện), đến các cấp cao nhất của một công ty.





Chức năng mỗi cấp SCADA là cung cấp những dịch vụ chuẩn sau:

a) Thu thập từ xa

Thu qua đường truyền số liệu các số liệu về sản xuất, và tổ chức việc lưu giữ trong nhiều loại cơ sở số liệu (số liệu lịch sử về sản xuất, về sự kiện thao tác về báo động,...).

b) Dùng các cơ sở số liệu đó để cung cấp những dịch vụ về điều khiển giám sát hệ sản xuất

Hiển thị báo cáo tổng kết về quá trình sản xuất (trang màn hình trang đồ thị, trang sự kiện, trang báo động, trang báo cáo sản xuất,...).

Điều khiển từ xa quá trình sản xuất (đóng / cắt các máy cắt, tăng / giảm nấc phân áp,...).

c) Thực hiện các dịch vụ về truyền số liệu trong hệ và ra ngoài (đọc viết số liệu PLC/RTU, gởi trả lời các bản tin yêu cầu của cấp trên về số liệu, về thao tác hệ)

Nhìn chung SCADA là một hệ kết hợp phần cứng - phần mềm vi tính để tự động hóa việc quản lí giám sát điều khiển cho một đối tượng sản xuất công nghiệp.

Tùy yêu cầu cụ thể của bài toán tự động hóa ấy, có thể xây dựng hệ SCADA thực hiện một số trong những nhiệm vụ tự động hóa sau:

Thu thập giám sát từ xa về đối tượng.

Điều khiển đóng/cắt từ xa lên đối tượng.

Điều chỉnh tự động từ xa lên đối tượng.

Thông tin từ xa với các đối tượng và các cấp quản lí.

Các chức năng đó mỗi thứ đều có những yêu cầu đặc biệt đối với các bộ phần cứng, phần mềm chuyên trách của SCADA. Cụ thể là:

Phần đo - giám sát xa cần bảo đảm thu thập, lưu giữ, hiển thị, in ấn đủ những số liệu cần cho quản lí kĩ thuật.

Phần điều khiển thao tác xa phải bảo đảm được việc kiểm tra "ĐÓNG" an toàn, đúng đắn.

Đối với việc "ĐÓNG" lưới cao áp phải có thiết bị điện thực hiện hòa đồng bộ lên thanh cái cao áp kiểu tự động. Bên cạnh SCADA cần phải có "ĐÓNG / CẮT" bằng tay.

Phần điều chỉnh tự động từ xa cần phân định và quy định trong nhiệm vụ điều chỉnh điện áp, tần số ở trạm phát điện, trong nhiệm vụ điều áp của Tap changer ở trạm điện, hệ SCADA phải đảm nhiệm đến đâu.

Phần truyền tin xa phải quy định rõ các nhiệm vụ truyền số liệu hiện trường và nhất là nhiệm vụ thủ tục truyền số liệu với các cấp SCADA điều độ.

Nguồn: Sưu tầm

Sunday, March 8, 2020

Aptomat là gì, cấu tạo aptomat, cách lựa chọn aptomat

Aptomat là gì, cấu tạo aptomat, cách lựa chọn aptomat

Định nghĩa Aptomat là gì?

Aptomat là tên thường gọi của thiết bị đóng cắt tự động (cầu dao tự động). Trong tiếng Anh thiết bị đóng cắt là Circuit Breaker (viết tắt là CB). Aptomat có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện. Một số dòng Aptomat có thêm chức năng bảo vệ chống dòng rò được gọi là aptomat chống rò hay aptomat chống giật. Aptomat đôi khi còn được gọi theo cách ngắn gọn là Át.




Hình ảnh: Aptomat MCCB của hãng Schneider

Phân loại Aptomat:

Aptomat được phân chia ra nhiều loại theo chức năng, hình dạng, kích thước khác nhau.

1/ Phân loại theo cấu tạo:

- Aptomat dạng tép MCB (Miniature Circuit Breaker): bảo vệ quá tải và ngắn mạch.




Hình ảnh: Aptomat dạng tép MCB của hãng LS

- Aptomat dạng khối MCCB (Moulded Case Circuit Breaker): bảo vệ quá tải và ngắn mạch.




Hình ảnh: Aptomat dạng khối MCCB của hãng Mitsubishi

2/ Phân loại theo chức năng:

- Aptomat thường (bảo vệ quá tải, ngắn mạch): MCB, MCCB

- Aptomat chống rò: RCCB (Residual Current Circuit Breaker – aptomat chống dòng rò dạng tép), RCBO (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection – aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng tép), ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker – aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng khối).

3/ Phân loại theo số pha / số cực:

- Aptomat 1 pha: 1 cực

- Aptomat 1 pha + trung tính (1P+N): 2 cực

- Aptomat 2 pha: 2 cực

- Aptomat 3 pha: 3 cực

- Aptomat 3 pha + trung tính (3P+N): 4 cực

- Aptomat 4 pha: 4 cực

4/ Phân loại theo dòng cắt ngắn mạch:

- Dòng cắt thấp: thường dùng trong dân dụng. Ví dụ MCCB NF125-CV 3P 100A của Mitsubishi có dòng cắt 10kA.

- Dòng cắt tiêu chuẩn: thường dùng trong công nghiệp. Ví dụ MCCB NF125-SV 3P 100A của Mitsubishi có dòng cắt 30kA.

- Dòng cắt cao: thường dùng trong công nghiệp và các ứng dụng đặc biệt. Ví dụ MCCB NF125-HV 3P 100A của Mitsubishi có dòng cắt 50kA.

5/ Phân loại theo khả năng chỉnh dòng:

- Aptomat có dòng định mức không đổi. Ví dụ MCCB NF400-SW 3P 400A của Mitsubishi có dòng định mức 400A không thay đổi được.

- Aptomat chỉnh dòng định mức. Ví dụ MCCB NF400-SEW 3P 400A của Mitsubishi có dòng định mức điều chỉnh được từ 200A - 400A.

Cấu tạo Aptomat:

Aptomat (MCB hay MCCB) thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang).

Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính.

Hình ảnh: Cấu tạo Aptomat MCB Schneider




Hình ảnh: Cấu tạo Aptomat MCCB Schneider

Nguyên lý hoạt động của Aptomat:


Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, Aptomat được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động. Bật Aptomat ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút.

Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của Aptomat được mở ra, mạch điện bị ngắt.

Các thông số kỹ thuật của Aptomat:

- In: Dòng điện định mức. Ví dụ: MCCB 3P 250A 36kA, In = 250A.

- Ir: là dòng hoạt động được chỉnh trong phạm vi cho phép của Aptomat. Ví dụ aptomat chỉnh dòng 250A có thể điều chỉnh từ 125A đến 250A.

- Ue: Điện áp làm việc định mức.

- Icu: Dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.

- Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian.

- Ics: khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị. Khả năng này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất do công nghệ chế tạo khác nhau. Ví dụ cùng một hãng sản xuất nhưng có 2 loại MCCB là Ics = 50% Icu và Ics = 100% Icu.

- AT: Ampe Trip (dòng điện tác động)

- AF: Ampe Frame (dòng điện khung). Ví dụ NF250A 3P 200A và NF250A 3P 250A đều có AF = 250A nhưng một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 200A, một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 250A. Thông số AT/AF cho biết độ bền của tiếp điểm đóng cắt. Ví dụ Aptomat 250AT/400AF sẽ có độ bền cao hơn Aptomat 250AT/250AF, kích thước aptomat 400AF cũng lớn hơn, giá thành cao hơn.

- Characteritic cuver: là đường cong đặc tính bảo vệ của CB (đường cong chọn lọc của CB). Đây là thông số rất quan trọng, quyết định cho việc chọn CB ở vị trí nào trong hệ thống điện.

- Mechanical/electrical endurace: Số lần đóng cắt cơ khí cho phép/ số lần đóng cắt điện cho phép.

Công dụng của Aptomat

Là thiết bị điện tự động cắt mạch điện khi có sự cố, dùng để bảo vệ cho mạch điện khi có sự cố quá tải, ngăn mạch, sụt áp, truyền công suất ngược. Ngoài ra còn dùng để đóng mở cho mạch điện không thường xuyên đóng mở.

Một số dòng sản phẩm Aptomat (MCB, MCCB) thông dụng trên thị trường:

MCB - Aptomat dạng tép Mitsubishi:

(Cầu dao tự động dạng tép Mitsubishi)



MCCB - Aptomat dạng khối Mitsubishi:

(Cầu dao tự động dạng khối Mitsubishi)





MCB - Aptomat dạng tép LS:

(Cầu dao tự động dạng tép LS)



MCCB - Aptomat khối LS:

(Cầu dao tự động dạng khối LS)



ACTI9 MCB - Aptomat dạng tép Schneider:

(Cầu dao tự động dạng tép Schneider)



MCCB - Aptomat dạng khối Schneider:

(Cầu dao tự động dạng khối Schneider)

Cách lựa chọn Aptomat

Việc lựa chọn aptomat, chủ yếu dựa vào: dòng điện tính toán đi trong mạch; dòng điện quá tải; tính thao tác có chọn lọc.
Ngoài ra lựa chọn Aptomat còn phải căn cứ vào đặc tính làm việc của phụ tải và Aptomat không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn ( thường xảy ra trong điều khiện làm việc bình thường như dòng điện khởi động, dòng điện đỉnh trong phụ tải công nghệ)
Yêu cầu chung là dòng điện định mức của mức bảo vệ Iap không được bé hơn dòng điện tính toán của mạch:
Iap>=Itt
Tùy theo đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể của phụ tải, người ta hướng dẫn lựa chọn dòng điện định mức của móc bảo vệ bằng 125%, 150% hay lớn hơn nữa so với dòng điện tính toán của mạch.
Sau cùng ta chọn Aptomat theo các số liệu kỹ thuật đã cho của nhà chế tạo.

Ví dụ thực tế tính toán:

Chọn Aptomat cho một máy giặt có công suất tiêu thụ là 2kW, cosphi = 0,85 sử dụng trong hộ gia đình?
Ta có: Itt=Ptt/Uđm*cos(phi)
=2000/(220*0,85)=10,69
Iap=(1,2-1,5)Itt
Ta tính được: Ict=1,2*10,96=13,152A
Do đó ta chon loại Aptomat có dòng định mức là 14A

Trên đây là bài chia sẻ khá chi tiết về thiết bị điện và tầm quan trọng của aptomat trong hệ thống điện. Hy vọng bài viết này sẽ giúp đỡ ít nhiều cho các bạn lựa chọn thiết bị trong dự án M&E.

Thursday, March 5, 2020

PLC Omron CPM2A

1. Giới thiệu chung

Các bộ điều khiển lập trình của hãng OMRON rất đa dạng, gồm các loại CPM1A, CPM2A, CPM2C, CQM1,…. những loại PLC nên tạo thành từ những modul rời kết nối lại với nhau, có thể cho phép mở rộng dung lượng bộ nhớ và mở rộng vác ngõ vào, ra. Vì vậy chúng được sử dụng rất linh hoạt và đa dạng trong thực tiễn. Ngoài ra, hãng OMRON còn sản xuất các bộ PLC có cấu trúc cố định, các PLC này chỉ được cho các công việc đặc biệt nên không đòi hỏi tính linh hoạt cao.

Các PLC đều có cấu trúc gồm: bộ nguồn, CPU, các Port I/O, các modul I/O đặc biệt …. Để có được một bộ PLC hoàn chỉnh thì ta phải lắp ráp các modul này lại với nhau. Việc kết nối này thực hiện khá đơn giản và cho phép thay thế dễ dàng.

Họ CPM2A có rất nhiều loại. Ta có thể tóm tắt trong bảng sau:


2. Các thành phần của CPU



..............................Hình ảnh thành phần CPU CPM2A............................................

Trong đó:

1 - Nguồn cung cấp: tuỳ theo loại CPU mà ta dùng nguồn AC từ 100V-240V hoặc nguồn DC 24V

2,3 - Chân nối đất bảo vệ (đối với loại CPU dùng nguồn AC): để bảo vệ an toàn cho người sử dụng.

4 - Nguồn cung cấp cho ngõ vào : đây là nguồn 24V DC được dùng để cung cấp điện áp cho các thiết bị đầu vào (đối với loại CPU dùng nguồn AC ).

5 - Các ngõ vào : để liên kết CPU với các thiết bị ngõ vào.

6 - Các ngõ ra : để liên kết CPU với các thiết bị ngõ ra.

7 - Các đèn báo chế độ làm việc của CPU : các đèn báo này cho chúng ta biết chế độ làm việc hiện hành của PLC.

Đèn báo
Trạng thái
Y nghĩa
PWR
(xanh)
On
PLC đã được cấp nguồn
Off
PLC chưa được cấp nguồn
RUN
(xanh)
On
PLC đang hoạt động ở chế độ RUN hoặc ở chế độ MONITOR
Off
PLC  đang ở chế độ PROGRAM hoặc bị lỗi
COMM
(vàng)
Flashing
Dữ liệu đang được chuyển vào CPU thông qua cổng Peipheral hoặc cổng RS-232C
Off
Dữ liệu không được chuyển vào CPU thông qua cổng Peripheral hoặc cổng RS-232C
ERR/ALARM
(red)
On
Xuất hiện lỗi (PLC ngừng hoạt động )
Off
Đèn báo hoạt động bình thường
    

8 - Đèn báo trạng thái ngõ vào : khi 1 trong các ngõ vào ở trạng thái ON thì đèn báo tương ứng sẽ sáng.
Lưu ý: Khi ta sử dụng bộ đếm tốc độ cao thì các đèn báo ngõ vào sẽ không sáng nếu tần số xung sáng quá nhanh.

9 - Đèn báo trạng thái ngõ ra: các đèn báo trạng thái ngõ vào sẽ sáng khi các ngõ ra ở trạng thái ON.

10 - Cổng điều khiển tín hiệu Analog: được sử dụng khi tín hiệu vào hoặc ra là tín hiệu Analog, được lưu giữ vào vùng nhớ IR250 và IR251.
- Cổng giao tiếp với thiết bị ngoại vi : liên kết PLC với thiết bị lập trình: máy tính chủ, thiết bị lập trình cầm tay ...

12 - Cổng giao tiếp RS-232C : liên kết PLC với thiết bị lập trình (ngoại trừ thiết bị lập trình cầm tay và máy tính chủ).

13- Communication Switch : là công tắc , chọn để sử dụng một trong hai cổng Peripheral hoẵc cổng RS-232C để liên kết với thiết bị lập trình
- Bộ Acquy
- Phần mở rộng : kết nối CPU và PLC với khối mở rộng I/O hoặc khối mở rộng nói chung ( Analog I/O Unit, Temporature Senson Unit ...) , có thể kết nối 3 modul mở rộng

3. Các thành phần khác của khối mở rộng




4.Phân Loại


Diễn giảiSố đầu vàoSố đầu raNguồn điệnCác đầu ra rơleCác đầu ra transistor (NPN)
CPU với 20 đầu I/O 128 AC CPM2A-20CDR-A 
CPU với 30 đầu I/O 1812ACCPM2A-30CDR-A 
CPU với 30 đầu I/O 1812DCCPM2A-30CDR-D CPM2A-30CDT-D
CPU với 40 đầu I/O 2416ACCPM2A-40CDR-A 
CPU với 40 đầu I/O 2416DC— CPM2A-40CDT-D
CPU với 60 đầu I/O 3624ACCPM2A-60CDR-A 
CPU với 60 đầu I/O 3624DCCPM2A-60CDR-D CPM2A-60CDT-D

5.Download chi tiết tài liệu hướng dẫn lập trình thiết bị CPM2A

Hướng dẫn lập trình CPM2A phan 1

Hướng dẫn lập trình CPM2A phan 2

Hướng dẫn lập trình CPM2A phan 3(1)

Hướng dẫn lập trình CPM2A phan 3(2)

Hướng dẫn lập trình CPM2A phan 3(3)


Wednesday, March 4, 2020

Rơ le nhiệt: Khái niệm, công dụng và nguyên lí làm việc

Rơ le nhiệt: Khái niệm, công dụng và nguyên lí làm việc

Bài viết giới thiệu với các bạn khái niệm, công dụng và nguyên lí hoạt động của thiết bị rơ le nhiệt, một thiết bị quan trọng để bảo vệ động cơ và mạch điện trước nguy cơ bị quá tải.

1. Khái niệm và công dụng của rơ le nhiệt

Rơle nhiệt là một loại thiết bị điện dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải, thường dùng kèm với khởi động từ, công tắc tơ. Dùng ở điện áp xoay chiều đến 500 V, tần số 50Hz, loại mới Iđm đến 150A điện áp một chiều tới 440V. Rơle nhiệt không tác động tức thời theo trị dòng điện vì có quán tính nhiệt lớn phải cần thời gian để phát nóng. Thời gian làm việc từ khoảng vài giây [s] đến vài phút, nên không dùng để bảo vệ ngắn mạch được. Muốn bảo vệ ngắn mạch thường dùng kèm cầu chảy.

2. Nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt

Dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện, ngày nay sử dụng phổ biến rơle nhiệt có phiến kim loại kép, nguyên lí làm việc dựa trên sự khác nhau về giãn nở dài của hai kim loại khi bị đốt nóng. Phần tử cơ bản rơle nhiệt là phiến kim loại kép (bimetal) cấu tạo từ hai tấm kim loại, một tấm hệ số giãn nở bé (thường dùng invar có 36% Ni, 64% Fe) một tấm hệ số giãn nở lớn (thường là đồng thau hay thép crôm - niken, như đồng thau giãn nở gấp 20 lần invar). Hai phiến ghép lại với nhau thành một tấm bằng phương pháp cán nóng hoặc hàn. Khi đốt nóng do dòng I phiến kim loại kép uốn về phía kim loại có hệ số giãn nở nhỏ hơn, có thể dùng trực tiếp cho dòng điện qua hoặc dây điện trở bao quanh. Để độ uốn cong lớn yêu cầu phiến kim loại phải có chiều dài lớn và mỏng. Nếu cần lực đẩy mạnh thì chế tạo tấm phiến rộng, dày và ngắn.

3.Ứng dụng của Rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt được lắp cùng với Contactor (Khởi động từ) để bảo vệ các thiết bị điện đặc biệt là động cơ điện khi quá dòng, quá tải trong quá trình hoạt động.

Đặc điểm của Rơ le nhiệt là cần phải có một khoảng thời gian nhất định để tác động dựa trên cơ chế dãn nở vì nhiệt chứ không tác động nhanh (tức thời) như các thiết bị đóng cắt bằng cơ chế điện từ. Do đó rơ le nhiệt chỉ dùng để bảo vệ quá tải chứ không dùng bảo vệ ngắn mạch. Muốn bảo vệ ngắn mạch thì phải dùng kèm với cầu chảy.

Rơ le nhiệt hoạt động ở điện áp xoay chiều đến 500V, tần số 50Hz, có nhiều khoảng tác động từ vài trăm mA đến vài trăm A. Rơ le nhiệt của các hãng Mitsubishi, LS, Schneider có khoảng tác động từ 0.1A đến 800A.

4.Cấu tạo rơ le nhiệt





Hình ảnh: Sơ đồ cấu tạo Rơ le nhiệt


Chú thích:

1. Đòn bẩy
2. Tiếp điểm thường đóng (NC)
3. Tiếp điểm thường mở (NO)
4. Vít chỉnh dòng điện tác động
5. Thanh lưỡng kim
6. Dây đốt nóng
7. Cần gạt
8. Nút phục hồi (Reset)


Ví dụ: Cấu tạo rơ le nhiệt của hãng ABB


Hình ảnh: Rơ le nhiệt ABB

Rơ le nhiệt gồm có 1 tiếp điểm NC (tiếp điểm thường đóng) và 1 tiếp điểm NO (tiếp điểm thường mở).
- Tiếp điểm NC: khi quá tải tiếp điểm NC sẽ mở, tiếp điểm NC được mắc nối tiếp với mạch điều khiển (cuộn hút contactor).
- Tiếp điểm NO: khi quá tải tiếp điểm NO sẽ đóng, thường dùng để kết nối với đèn hay còi báo động khi có sự cố xảy ra.

5.Cách chọn rơ le nhiệt theo công suất động cơ


Hình ảnh: Bảng chọn rơ le nhiệt theo công suất động cơ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất Rơ le nhiệt. Các dòng rơ le nhiệt cao cấp phải kể đến Schneider, ABB,.... Các dòng rơ le nhiệt phổ thông giá thấp hơn như Mitsubishi, LS, Hyundai,...

Nguồn: Sưu tầm

Tuesday, March 3, 2020

Tổng hợp tài liệu tự động hóa: HMI và SCADA

Tổng hợp tài liệu tự động hóa: HMI và SCADA

Hệ SCADA ra đời vào những năm 80 của thế kỷ trước trên cơ sở ứng dụng thành tựu kỹ thuật của: tin học - mạng máy tính và truyền thông công nghiệp. Giống như các từ viết tắt khác, khái niệm SCADA ( Supervisory Control And Acquisition) cũng được hiểu và sử dụng dưới nhiều ý nghĩa khác nhau. 



Ví dụ, khi nói tới SCADA, có bạn sẽ liên tưởng tới một hệ thống mạng và thiết bị có nhiệm vụ đơn giản là thu thập dữ liệu từ các trạm ở xa và truyền tải về trung tâm để xử lý ( qua modem GPRS/3G, qua cáp quang,...), ví dụ như các hệ thống khai thác dầu khí và phân phối năng lượng điện... Với cách hiểu này, thì bài toán truyền thông được đặt lên hàng đầu.

 Một số trường hợp khác, khái niệm SCADA và "none-SCADA" lại được dùng để phân biệt các bài toán giám sát sử dụng công cụ phần mềm chuyên dụng (FIX, Intouch, WinCC,...) hay phần mềm phổ thông ( Acess, Excel, Visual Basic,...), lúc này bài toán phần mềm được đưa lên đầu để so sánh...

Như đã biết, HMI là một thành phần trong hệ thống SCADA, tuy nhiên HMI không chỉ được dùng ở cấp điều khiển giám sát, mà ngay ở các cấp thấp hơn người ta cũng cần giao diện người - máy phục vụ việc quan sát và thao tác vận hành cục bộ. Vì lý do giá thành, đặc tính kỹ thuật cũng như phạm vi chức năng, ở các cấp gần với quá trình kỹ thuật này, các OP - Operator Panel chuyên dụng chiếm vai trò quan trọng hơn.

Hiện nay, với sự tiến bộ của phần cứng và phần mềm máy tính PC, đã thúc đẩy sự phát triển các công cụ tạo dựng phần mềm SCADA theo một hướng mới, sử dụng PC và Windows làm nền tảng phát triển và cài đặt. Từ chức năng thuần túy là thu thập dữ liệu cho việc quan sát điều khiển, một hệ thống SCADA ngày nay có thể đảm nhiệm vai trò điều khiển cao cấp, điều khiển phối hợp, ví dụ như điều khiển theo mẻ, điều khiển theo công thức.... Hơn thế, khả năng tích hợp hệ thống điều khiển giám sát với các ứng dụng khác trong một hệ thống thông tin, các phần mềm quản lý, tối ưu hệ thống,...của toàn công ty cũng trở nên dễ dàng hơn...

Nhằm đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu tài liệu chất lượng chuyên ngành tự động hóa: Chúng tôi chia sẻ tới độc giả tài liệu HMI và SCADA của Siemens. Hy vọng giúp đỡ phần nào cho bạn đọc

Operator Panels (Siemens)

STT
 Tên tài liệu
Tác giả   
Ngôn ngữ
Loại file
Dung lượng
Địa chỉ Download 
 1

Sổ tay sử dụng: SIMATIC S7-200 Text Display (TD)

Siemens
EN
pdf
5.7 MB
 2
Siemens
pdf
<Download>

STT
 Tên tài liệu
Tác giả   
Ngôn ngữ
Loại file
Dung lượng
Địa chỉ Download 
 1

Operator control and monitoring with WinCC

Siemens
DE
pdf
 2

S7-Project

Siemens
DE
pdf
 3

Operator control and monitoring with WinCC V6

Siemens
DE
pdf 
 4
S7-Project
 Siemens
DE
pdf

 5

Operator control and monitoring with WinCC flexible and the TP177B Color

 Siemens
EN
pdf

6

Templates

 Siemens
EN
pdf

7
Sổ tay sử dụng: WinCC flexible 2008 Communication Part 1
Siemens
 EN    
 pdf
3.26 MB

8    
Sổ tay sử dụng: WinCC flexible 2008 Communication Part 2
Siemens
EN
pdf
3.59 MB

9
Sổ tay sử dụng: WinCC flexible 2008 Compact / Standard / Advanced
Siemens    
EN
pdf
8.98 MB

10
WinCC flexible 2008: Getting Started - First-Time Users
Siemens
EN
pdf
4.13 MB

11
Sổ tay sử dụng: WinCC flexible 2008: Runtime
Siemens
EN
pdf
1.15 MB

12
WinCC V7.0: System Description
Siemens
EN
pdf
4.67 MB

13
Sổ tay hệ thống: WinCC V7.0 SP1 MDM - WinCC: Scripting (VBS, ANSI-C, VBA)
Siemens
EN
pdf
25.22 MB


Cảm ơn bạn đọc đã ghé thăm, hãy like hoặc chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé !