1. Giới thiệu chung
Các bộ điều khiển lập trình của hãng OMRON rất đa dạng, gồm các loại CPM1A, CPM2A, CPM2C, CQM1,…. những loại PLC nên tạo thành từ những modul rời kết nối lại với nhau, có thể cho phép mở rộng dung lượng bộ nhớ và mở rộng vác ngõ vào, ra. Vì vậy chúng được sử dụng rất linh hoạt và đa dạng trong thực tiễn. Ngoài ra, hãng OMRON còn sản xuất các bộ PLC có cấu trúc cố định, các PLC này chỉ được cho các công việc đặc biệt nên không đòi hỏi tính linh hoạt cao.Các PLC đều có cấu trúc gồm: bộ nguồn, CPU, các Port I/O, các modul I/O đặc biệt …. Để có được một bộ PLC hoàn chỉnh thì ta phải lắp ráp các modul này lại với nhau. Việc kết nối này thực hiện khá đơn giản và cho phép thay thế dễ dàng.
Họ CPM2A có rất nhiều loại. Ta có thể tóm tắt trong bảng sau:
2. Các thành phần của CPU
..............................Hình ảnh thành phần CPU CPM2A............................................
Trong đó:
1 - Nguồn cung cấp: tuỳ theo loại CPU mà ta dùng nguồn AC từ 100V-240V hoặc nguồn DC 24V
2,3 - Chân nối đất bảo vệ (đối với loại CPU dùng nguồn AC): để bảo vệ an toàn cho người sử dụng.
4 - Nguồn cung cấp cho ngõ vào : đây là nguồn 24V DC được dùng để cung cấp điện áp cho các thiết bị đầu vào (đối với loại CPU dùng nguồn AC ).
5 - Các ngõ vào : để liên kết CPU với các thiết bị ngõ vào.
6 - Các ngõ ra : để liên kết CPU với các thiết bị ngõ ra.
7 - Các đèn báo chế độ làm việc của CPU : các đèn báo này cho chúng ta biết chế độ làm việc hiện hành của PLC.
Đèn báo
|
Trạng thái
|
Y nghĩa
|
PWR
(xanh)
|
On
|
PLC đã được cấp nguồn
|
Off
|
PLC chưa được cấp nguồn
| |
RUN
(xanh)
|
On
|
PLC đang hoạt động ở chế độ RUN hoặc ở chế độ MONITOR
|
Off
|
PLC đang ở chế độ PROGRAM hoặc bị lỗi
| |
COMM
(vàng)
|
Flashing
|
Dữ liệu đang được chuyển vào CPU thông qua cổng Peipheral hoặc cổng RS-232C
|
Off
|
Dữ liệu không được chuyển vào CPU thông qua cổng Peripheral hoặc cổng RS-232C
| |
ERR/ALARM
(red)
|
On
|
Xuất hiện lỗi (PLC ngừng hoạt động )
|
Off
|
Đèn báo hoạt động bình thường
|
8 - Đèn báo trạng thái ngõ vào : khi 1 trong các ngõ vào ở trạng thái ON thì đèn báo tương ứng sẽ sáng.
Lưu ý: Khi ta sử dụng bộ đếm tốc độ cao thì các đèn báo ngõ vào sẽ không sáng nếu tần số xung sáng quá nhanh.
9 - Đèn báo trạng thái ngõ ra: các đèn báo trạng thái ngõ vào sẽ sáng khi các ngõ ra ở trạng thái ON.
10 - Cổng điều khiển tín hiệu Analog: được sử dụng khi tín hiệu vào hoặc ra là tín hiệu Analog, được lưu giữ vào vùng nhớ IR250 và IR251.
- Cổng giao tiếp với thiết bị ngoại vi : liên kết PLC với thiết bị lập trình: máy tính chủ, thiết bị lập trình cầm tay ...
12 - Cổng giao tiếp RS-232C : liên kết PLC với thiết bị lập trình (ngoại trừ thiết bị lập trình cầm tay và máy tính chủ).
13- Communication Switch : là công tắc , chọn để sử dụng một trong hai cổng Peripheral hoẵc cổng RS-232C để liên kết với thiết bị lập trình
- Bộ Acquy
- Phần mở rộng : kết nối CPU và PLC với khối mở rộng I/O hoặc khối mở rộng nói chung ( Analog I/O Unit, Temporature Senson Unit ...) , có thể kết nối 3 modul mở rộng
3. Các thành phần khác của khối mở rộng
4.Phân Loại
Diễn giải | Số đầu vào | Số đầu ra | Nguồn điện | Các đầu ra rơle | Các đầu ra transistor (NPN) |
CPU với 20 đầu I/O | 12 | 8 | AC | CPM2A-20CDR-A | — |
CPU với 30 đầu I/O | 18 | 12 | AC | CPM2A-30CDR-A | — |
CPU với 30 đầu I/O | 18 | 12 | DC | CPM2A-30CDR-D | CPM2A-30CDT-D |
CPU với 40 đầu I/O | 24 | 16 | AC | CPM2A-40CDR-A | — |
CPU với 40 đầu I/O | 24 | 16 | DC | — | CPM2A-40CDT-D |
CPU với 60 đầu I/O | 36 | 24 | AC | CPM2A-60CDR-A | — |
CPU với 60 đầu I/O | 36 | 24 | DC | CPM2A-60CDR-D | CPM2A-60CDT-D |
5.Download chi tiết tài liệu hướng dẫn lập trình thiết bị CPM2A
Hướng dẫn lập trình CPM2A phan 1Hướng dẫn lập trình CPM2A phan 2
Hướng dẫn lập trình CPM2A phan 3(1)
Hướng dẫn lập trình CPM2A phan 3(2)
Hướng dẫn lập trình CPM2A phan 3(3)
0 nhận xét: