Friday, July 31, 2020

Phần mềm Tia portal V15 phiên bản mói nhất full

Phần mềm Totally intergated Automator Portal (Tia Portal) được phát triển bởi các kỹ sư Siemens. Đây là bước đột phá lớn khi tích hợp tất cả công cụ vào trong 1 phần mềm duy nhất. Từ thiết kế, thử nghiệm, vận hành, duy trì nâng cấp hệ thống tự động hoá. Phần mềm giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho các kỹ sư.
SIMATIC STEP 7 (Tia portal) được dùng rộng rãi trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp. Giao diện phần mềm thân thiện với người sử dụng cả cho người mới sử dụng. các thiết bị phụ trwoj được tích hợp sẵn như: các module, HMI...
Phiên bản TIA Portal V15 là phiên bản mới nhất hiện nay được Siemens tung ra thị trường vào cuối năm 2017. Các ngôn ngữ lập trình LAD, FBD, SCL, STL, GRAPH được hỗ trợ đầy đủ giúp kỹ sư lập trình có thể linh hoạt lựa chọn ngôn ngữ lập trình cho bộ điều khiển của hệ thống.

Cấu hình cài đặt Tia portal V15

Cấu hình cần thiết của máy tính để cài đặt  Tia portal V15.1: theo gợi ý của Siemens máy tính cần Ram 8GB Core i5 là chạy ngon lành.
Tia portal V15.1 hỗ trợ đầy đủ cả phiên bản Win 7/10. Tuy nhiên nếu cài trên Win 7/10 Home thì chúng ta chỉ được sử dụng bản Step 7 Basic với PLC S7 1200 và PLC SIM. Các tính năng khác phải cài đặt trên Win Pro trở lên thì mới đầy đủ tính năng.

Các gói phần mềm có trong TIA Portal
– SIMATIC STEP7 Professional và SIMATIC STEP7 PLCSIM: dùng để lập trình và mô phỏng PLC S7-1200, S7-1500, S7-300, S7-400,…
– SIMATIC WinCC Professional: Lập trình giao diện HMI và giao diện SCADA
– SIMATIC Start Driver: Cấu hình biến tần Siemens

Hỗ trợ hệ điều hành

Windows 7 Home Premium/Professional/Enterprise/Ultimate SP 1 (32 Bit)
Windows 7 Home Premium/ Professional/Enterprise/Ultimate SP1 (64 Bit)
Windows 8.1
Windows 8.1 Professional/Enterprise
Windows 10 (đối với bản V13 Sp2 trở lên)

Cấu hình tốt nhất để chạy TIA Portal

Processor: Core i5-3320M , 3.3 GHz
RAM: 16 GB
Screen resolution: 1920 x 1080 p
HDD: SSD với ít nhất 50GB bộ nhớ trống

Download phần mềm TIA Portal V15 Full Crack + Hướng dẫn cài đặt
>>>> Link tải TIA Portal V15 + HD cài


Tham khảo thêm thông tin về TIA Portal V13 với Brochure tại đây:

Brochure_Simatic-Step7_Tia-Portal_EN.pdf

Dài dòng quá, giờ là link Download TIA Portal V13 tốc độ cao:
https://www.fshare.vn/folder/MKM7UCXEW4J2

Wednesday, July 29, 2020

Tự động hóa công nghiệp với Tia Portal

Giới thiệu:

Như các bạn đã biết những sản phẩm của Siemens có chất lượng vượt trội và hoạt động ổn định. Sản phẩm là lựa chọn hoàn hảo cho hệ thống tự động hóa . Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ các nhà sản xuất cũng không ngừng cải tiến phát triển những sản phẩm ứng dụng. Nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật kiến thức cho anh trong ngành, bài viết này chia sẻ bộ sách: TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP VỚI TIA PORTAL. được tác giả biên soạn khá chi tiết.

Phần mềm Tia portal là sự phát triển theo định hướng mới trong thiết kế hệ thống điều khiển công nghiệp, với các dòng sản phẩm mới của Siemens như: PLC S7 – 1200/1500, các dòng màn hình HMI Comfort thế hệ mới, phần mềm TIA Portal…
Phần mềm thiết kế TIA Portal tiên tiến này là chìa khóa dẫn tới khả năng thực hiện tích hợp tự động hóa một cách toàn diện. Các thiết bị trong hệ sinh thái tích hợp cùng bộ điều khiển trung tâm Simatic PLC. Màn hình điều khiển SIMATIC HMI Comfort Panels- dòng sản phẩm HMI giao diện người-máy tích hợp các chức năng cao cấp là lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng phức tạp trong vận hành máy móc và nhà máy. Màn hình SIMATIC HMI Comfort Panels được tích hợp hoàn toàn vào phần mềm TIA Portal thông qua phần mềm SIMATIC WinCC V11. 

SIMATIC STEP 7 (TIA Portal) là phần mềm nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp. Giao diện của TIA Portal được thiết kế thân thiện người sử dụng, thích hợp cho cả những người mới lẫn những người nhiều kinh nghiệm trong lập trình tự động hóa. Với phần mềm này, các bạn có thể cấu hình, lập trình, thử nghiệm và chẩn đoán tất cả các bộ điều khiển PLC cũng như các module, HMI sẵn có của Siemens một cách dễ dàng.

Bộ sách gồm 4 cuốn:

1/ Lập trình PLC S7-300 với TIA PORTAL

2/ Lập trình PLC S7-1200 với TIA PORTAL

3/ Thiết kế hệ thống HMI/SCADA với TIA PORTAL

4/ Thiết kế hệ thống mạng truyền thông công nghiệp với TIA PORTAL

Giáo trình PLC -HMI- SCADA Siemens Việt Nam



Tự Động Hóa PLC S7-300 Với TIA PORTAL /Tự Động Hóa PLC S7-1200 Với TIA PORTAL




Thiết kế Hệ Thống HMI/SCADA với TIA PORTAL Thiết Kế Hệ Thống Mạng Truyền Thông Công Nghiệp Với TIA PORTAL
Link Download TIA PORTAL:

http://www.mediafire.com/download/6t6o9f2yazd155t/Tia_Portal_V13_%5BUnlockplc.com%5D.torrent


Hướng Dẫn Down Loat TIA PORTAL

Đầu tiên các bạn phải cài đặt phần mềm Download cho mạng ngang hàng Torrent

Link download: http://www.utorrent.com/downloads/win

Sau đó về Copy file trên Mediafire và gán vào trong phần mềm Torrent. Sau đó cứ thế mà Download về.

Video Hướng Dẫn Phần Mềm Tia Portal:



Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích ít nhiều cho những anh em đam mê. hãy like hoặc chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé !
Nguyễn An

Monday, July 27, 2020

Máy biến áp là gì ? Vai trò của máy trong hệ thống tư động hóa

Máy biến áp là gì ? Vai trò của máy trong hệ thống tư động hóa
Máy biến áp là thiết bị rất phổ biến trong hệ thống điện và có vai trò quan trọng trong truyền tải điện. Ngoài ra máy còn ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: công nghiệp, điện tử, tự động hoá ... Bài viết này tìm hiểu kỹ hơn về thiết bị này cũng như vai trò ứng dụng trong hệ thống tự động hoá .
nguyên lý hoạt động máy biến áp

Cấu tạo máy biến áp

Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ nhằm biến đổi điện áp này sang điện áp khác (giữ nguyên tần số). Máy biến áp có cấu tạo chung gồm 3 bộ phận chính là lõi thép, dây quấn và vỏ máy.
Lõi thép: hay còn gọi là lõi từ gồm có trụ và gông. Trụ là phần để đặt dây quấn còn gông là phần nối liền giữa các trụ để tạo thành một mạch từ kín. Lõi thép được ghép thành hình dạng khác nhau: hình chữ Nhật, hình xuyến, hình trụ... tùy vào chức năng ứng dụng cụ thể.
 Lõi thép máy biến áp được chế tạo từ nhiều lá thép Silic mỏng từ 0,3-0,5 mm được sơn cách điện và ghép với nhau để giảm dòng điện xoáy trong lõi (dòng Fuco), vật liệu thường dẫn từ tốt thường là thép Sillic. Đối với các loại biến áp dùng trong lĩnh vực thông tin, tần số cao thường được cấu tạo bởi các lá thép permalloy ghép lại.
Dây quấn: vật liệu thường được chế tạo bằng đồng hoặc nhôm bên ngoài bọc cách điện để truyền tải năng lượng vào, ra. Với biến áp quấn bằng dây đồng thì sẽ dẫn điện tốt hơn, tránh được ôxi hoá, tăng tuổi thọ của biến áp.
Máy biến áp thường có 2 cuộn dây: cuộn sơ cấp là cuộn nhận điện năng từ lưới và cuộn thứ cấp là cuộn cấp điện cho phụ tải.
  • Gọi W1 là cuộn sơ cấp và N1 là số vòng dây
  • Gọi W2 là cuộn thứ cấp và N2 là số vòng dây thứ cáp
Các cuộn dây được quấn quanh trụ từ và được ngăn cách bởi vật liệu cách điện Số vòng dây ở hai cuộn phải khác nhau, tuỳ nhiệm vụ của máy tăng hay giảm áp mà có thể N1 > N2 hoặc ngược lại.
Với máy biến áp 3 pha: thường được ký hiệu
Dây cuốn cao áp: Pha A(A,X) pha B(B, Y) pha C(C, Z)
Dây cuốn hạ áp: Pha A(a,x) pha B(b.y) pha C(c,z)
Dây trung áp nếu có: Pha A(Am, Xm) pha B(Bm.Ym) pha C(Cm, Zm)

Vỏ máy: Tùy theo từng loại máy biến áp mà chúng được làm bằng các chất liệu khác nhau. Chúng thường được làm từ nhựa, gỗ, thép, gang hoặc tôn mỏng, có công dụng để bảo vệ các phần tử của máy biến áp ở bên trong nó, bao gồm: nắp thùng và thùng.
Với máy biến áp công suất lớn ( máy biến thế điện lực) vỏ máy còn có chức năng chứa dầu cách điện. Trên vỏ có hàn cánh tản nhiệt nhằm tăng diện tích dầu máy với không khí. Nhờ vào việc đối lưu dầu dẫn nhiệt ra ngoài không khí thông qua thùng máy.

Nguyên lý làm việc máy biến áp

Khi có dòng điện đặt vào cuộn dây sơ cấp W1, trong cuộn sơ cấp xuất hiện dòng điện I1. Dòng I1 cảm ứng trong lõi thép tạo từ thông biến thiên Φ1. Từ thông Φ1 móc vòng qua cuộn dây thứ cấp W2 sinh ra suất điện động cảm ứng. Do cuộn dây thứ cấp có trở kháng nên suất điện động trong cuộn thứ cấp:
E2 = I2(Z0+Z2) = I2.Z0 + I2.Z2 = U0 +U2
Trong đó:
U0: điện áp trên cuộn dây W2
U2: điện áp trên phụ tải Z2
Mỗi máy biến áp có nhiệm vụ cung cấp trực tiếp cho phụ tải, nó có vai trò là trung gian phân phối nguồn điện. Với mỗi máy thì có dung lượng nhất định và có lượng tiêu thụ nhất định(tổn thất): Máy tiêu thụ ít khi là công suất không tải P0 và lớn nhất khi ngắn mạch Pn.

Thông số kỹ thuật với mỗi máy biến áp

 Các thông số thường đi kèm với mỗi máy gồm:
Sđm(KVA): công suất định mức máy biến áp
Uđm1, Uđm2 (KV) điện áp định mức sơ cấp và thứ cấp máy biến áp.
Iđm1, Iđm2 (KA) dòng điện định mức cuộn sơ cấp và thứ cấp máy biến áp.
Un%: điện áp ngắn mạch tính theo %
I0%: dòng điện không tải khi máy vận hành
P0(W, KW): tổn thất không tải trị số này không đổi với mỗi máy biến áp.
Pk(W, KW) tổn hao có tải của máy biến áp
F(HZ) tần số làm việc của máy
Trọng lượng của máy: gam. Kg, tấn...

Phân loại máy biến áp

Cũng giống như nhiều các thiết bị điện khác, ta cũng có nhiều cách để phân loại máy biến áp.
Theo cấu tạo ta sẽ phân chia thành máy biến áp một pha và máy biến áp ba pha
Theo chức năng có máy biến áp hạ thế hay tăng thế
Theo cách thức cách điện: máy biến áp lõi dầu, máy biến áp lõi không khí,…
Theo mối quan hệ cuộn dây ta chia thành biến áp tự ngẫu và biến áp cảm ứng
Theo nhiệm vụ: máy biến áp điện lực, máy biến áp cho dân dụng, máy biến áp hàn, máy biến áp xung... Ngoài ra cũng có thể phân loại dựa vào công suất hay hiệu điện thế.

Máy biến áp là thiết bị trung gian truyền tải điện năng cho thiết bị điện. Với những thiết bị khác nhau cần những điện áp và dạng nguồn khác nhau tùy theo những ứng dụng cụ thể: Mạ, điện lực, ổn áp... Trong ngành tự động hóa thì rất cần nguồn điện ổn định ( thông số dòng điện, điện áp và tần số ) cần sự chính xác cao. Vì vậy máy biến áp là thành phần không thể thiếu trong hệ thống tự động hóa hiện đại ngày nay.
Nguyễn An