Thursday, December 26, 2019

HMI là gì? Cấu tạo, chức năng và ứng dụng của HMI


HMI là một phần không thể thiếu trong ngành tự động hóa công nghiệp. Thiết bị này hiện khá phổ biến trong các nhà máy sản xuất cũng như trên các thiết bị công nghiệp. Để tìm hiểu kỹ hơn về thiết bị thì  hãy để bài viết này chia sẻ dưới đây.

HMI là gì?

HMI là từ viết tắt của Human – Machine – Interface, nghĩa là thiết bị giao tiếp giữa người điều hành và máy móc thiết bị. Nói một cách chính xác, bất cứ cách nào mà con người “giao tiếp” với một máy móc qua 1 màn hình giao diện đều được gọi là HMI. Màn hình HMI hiện nay đã quá quen thuộc với con người. Đặc biệt trong ngành công nghiệp. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phần giao tiếp giữa người và máy.

Màn hình cảm ứng HMI 

Cấu tạo:

Phần cứng HMI bao gồm thân vỏ, khung, các thiết bị vi mạch điện tử… Những chi tiết phần cứng cụ thể và chức năng của chúng bao gồm:
Màn hình: Có chức năng cảm ứng để người vận hành có thể chạm tay vào để điều khiển các thao tác trên đó như 1 điện thoại Smartphone hiện đại mà chúng ta hay dùng hàng ngày. Ngoài ra màn hình còn dùng để hiển thị các trạng thái cũng như các tín hiệu hoạt động của máy và thiết bị tùy thuộc vào nhu cầu người dùng và do người lập trình giao diện cho người dùng.
Các phím bấm
Chip: chính là CPU của màn hình
Bộ nhớ chương trình: ROM, RAM, EPROM/Flash…

Màn hình cảm ứng HMI kết nối với hệ thống

Chức năng của phần mềm

1.Các hàm và lệnh
Phần mềm phát triển
Các công cụ xây dựng HMI.
Các công cụ kết nối, nạp chương trình và gỡ rối
Các công cụ mô phỏng
2.Truyền thông
Các giao thức truyền thông: Modbus, CANbus, PPI, MPI, PROFIBUS…
Các cổng truyền thông: RS232, RS485, Ethernet, USB…
Các loại thiết bị HMI bao gồm những gì?
3.Thiết bị HMI truyền thống
Thiết bị nhập thông tin: công tắc chuyển mạch, nút bấm
Thiết bị xuất thông tin: đèn báo, còi, đồng hồ đo, các bộ tự ghi dùng giấy.
Nhược điểm của các thiết bị HMI truyền thống
Thông tin không đầy đủ và chính xác
Khả năng lưu trữ thông tin hạn chế.
Độ tin cậy và ổn định thấp.
Đối với hệ thống rộng và phức tạp: độ phức tạp rất cao và rất khó mở rộng.
Do phát sự phát triển của Công nghệ thông tin và Công nghệ Vi điện tử, HMI ngày nay sử dụng các thiết bị tính toán mạnh mẽ.

Thiết bị HMI hiện đại

HMI hiện đại chia làm 2 loại chính:
HMI trên nền PC và Windows/MAC: SCADA.
HMI trên nền các máy tính nhúng: HMI chuyên dụng.

Ngoài ra còn có một số loại HMI biến thể khác như Mobile HMI dùng Palm, Poket PC.
Các ưu điểm của HMI hiện đại
Tính mềm dẻo, dễ thay đổi bổ sung thông tin cần thiết.
Tính đơn giản của hệ thống, dễ mở rộng, dễ vận hành và sửa chữa.
Tính “Mở”: có khả năng kết nối mạnh, kết nối nhiều loại thiết bị và nhiều loại giao thức.
Khả năng lưu trữ cao.
Tính đầy đủ, kịp thời và chính xác của thông tin.

Ứng dụng của HMI trong công nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực và tất các khu vực trên thế giới. HMI là một thiết bị không thể thiếu góp phần đẩy nhanh quá trình tự động hóa các công đoạn cũng như các quy trình sản xuất phức tạp và khó đòi hỏi độ chính xác cao. Vì vậy HMI được ứng dụng ở hầu hết các công đoạn sản xuất trong các lĩnh vực. Ví dụ như dầu khí, điện tử, sản xuất thép, dệt may, ngành điện, ngành nước, ô tô, xe máy…


Màn hình cảm ứng HMI Fuji Electric TS1070

Quy trình xây dựng hệ thống HMI trong công nghiệp.

Lựa chọn phần cứng
Lựa chọn kích cỡ màn hình: trên cơ sở số lượng thông số/thông tin cảm biến hiển thị đồng thời. nhu cầu về đồ thị, đồ họa (lưu trình công nghệ…).
Lựa chọn số phím cứng, số phím cảm ứng tối đa cùng sử dụng cùng lúc.
Lựa chọn các cổng mở rộng nếu có nhu cầu in ấn, đọc mã vạch, kết nối các thiết bị ngoại vi khác.
Lựa chọn dung lượng bộ nhớ: theo số lượng thông số cần thu thập số liệu, lưu trữ dữ liệu, số lượng trang màn hình cần hiển thị.

Màn hình cảm ứng HMI Siemens

Xây dựng giao diện

Cấu hình phần cứng: chọn phần cứng, chuẩn giao thức…
Xây dựng các màn hình.
Gán các biến số (tag) cho các đối tượng.
Sử dụng các đối tượng đặc biệt.
Viết các chương trình script (tùy chọn).
Mô phỏng và gỡ rối chương trình.
Nạp thiết bị xuống HMI.

Những thuật ngữ cơ bản trên HMI

1. Màn hình( Screen ):

• Là thành phần của phần mềm ứng dụng HMI được xây dựng trên công cụ phần mềm phát triển HMI và được nạp xuống thiết bị để chạy.
• Là nơi chứa đựng các đối tượng (Object), các biến số (tags), các chương trình dạng ngữ cảnh (script).

2.Thẻ liên kết: Biến số (Tags):

Gồm các biến số nội tại bên trong hệ điều hành thiết bị HMI, dùng để làm các biến số trung gian cho quá trình tính toán, các biến số quá trình trong các thiết bị trên mạng điều khiển: trong PLC, trong thiết bị đo lường thông minh, trong các thiết bị nhúng nà controller khác…

Thẻ Tags là đối tượng trung gian để liên kết HMI và PLC.

3. Kiểu biến:

– Kiểu biến số (Tag type/Data type ):
• Bit: 0/1 (true/false)
• Byte: 0…255
• Word: 2 byte = 0…65025.
• Interger (Nguyên): -32512…+32512
• Long, Float, BCD.
• String: abc.

4. Chương trình script:

• Script toàn cục (global): đoạn mã chương trình Script có tác động đến toàn bộ hệ thống HMI
• Script đối tượng (Object script): là script chỉ tác dụng đến đối tượng đó. Thường là các đoạn mã chương trình viết cho các sự kiện (event) của đối tượng. Ví dụ: Script cho button, với sự kiễn “nhấn nút”.

5. Trend:

Là dạng đồ thị biểu diễn sự thay đổi của một biến(tag) theo thời gian.
Có 2 loại trend chính: Trend hiện thời và trend quá khứ (history).

6. Cảnh báo Alarm:

Là một loại đối tượng để đưa ra các báo động hay thông báo sự cố cho hệ thống.

7. Bar Graph

Thanh Bargraph thể hiện sự thay đổi liên tục của mực nước, dầu, áp suất

Với những kiến thức cơ bản về HMI hi vọng sẽ giúp ích bạn ít nhiều trong công việc, hãy like hoặc share bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé !


Wednesday, December 25, 2019

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì? Và lợi ích của nó với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ?


“Cách mạng Công nghiệp 4.0” là một trong các thuật ngữ rất phổ biến hiện nay. Nhưng chúng ta đã thực sự hiểu về khái niệm này như thế nào? Trong bài này, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về Cách mạng công nghiệp 4.0 với các ứng dụng công nghệ tiêu biểu trên thực tế.


Nhà máy sản xuất dùng cánh tay Robot

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), đó là sự kết hợp cao độ giữa hệ thống siêu kết nối vật lý và kỹ thuật số với tâm điểm là internet, vạn vật kết nối (IoT) và trí tuệ nhân tạo. Công nghiệp 4.0 với hệ thống kỹ thuật số hóa, hướng đến giải phóng con người khỏi công việc trí tuệ. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu về: Công nghiệp 4.0 và tầm ảnh hưởng của nó; xu hướng phát triển công nghiệp 4.0 trên thế giới, chủ yếu là ở châu Á; Việt Nam và mức độ kỹ thuật số hóa, cùng một số ý kiến về vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy doanh nghiệp kỹ thuật số hóa sản xuất.

Bốn cuộc Cách mạng công nghiệp.

Cách Mạng công nghiệp lần thứ nhất.

Trong giai đoạn các năm từ 1760 đến 1840, cuộc Cách mạng Công nghiệp đầu tiên đã diễn ra khi con người bắt đầu sử dụng động cơ hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Nó đã đánh dấu sự chuyển dịch từ phương thức sản xuất bằng chân tay sang máy móc cơ khí, qua các hệ thống nhà máy cơ giới hóa và sự phát triển của máy công cụ.

Cách Mạng công nghiệp lần thứ hai.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai, còn được biết đến là Cách mạng Kỹ thuật, diễn ra từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ở Châu Âu và Hoa kỳ. Có rất nhiều các phát minh quan trọng đã xuất hiện trong giai đoạn này và chúng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình thay đổi các ngành công nghiệp. Sản xuất đã trở nên hiệu quả hơn nhờ các dây chuyền lắp đặt sử dụng điện năng.

Công nhân tại nhà máy Charlottenburg của công ty Siemens & Halske, năm 1890

Cách Mạng công nghiệp lần thứ ba.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào những năm 1950 với sự ra đời của vật liệu bán dẫn, máy điện toán trung tâm, máy tính cá nhân và sau này là Internet.

Sự thay đổi từ các thiết bị điện tử dùng tín hiệu Analog sang ứng dụng công nghệ số Digital đã thay đổi nhanh chóng bộ mặt các ngành công nghiệp. Quá trình sản xuất chuyển sang việc tự động hóa các quy trình nhờ ứng dụng công nghệ điện tử và công nghệ thông tin.

Chip 1 mbit của Siemens năm 1987

Cách Mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là một khái niệm bắt nguồn từ nước Đức (nơi xuất hiện thuật ngữ đầu tiên được biết đến là “Industrie 4.0”) và thường được dùng để mô tả các “nhà máy thông minh” kết nối mạng, được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo và dựa trên phân tích dữ liệu, chúng được coi là những dấu hiệu của cuộc CMCN 4.0. Sự dịch chuyển các quy trình sản xuất và công nghệ đã được dự báo dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
Mạng lưới kết nối rộng khắp về con người, máy móc và “vạn vật” về mặt thực tế vật lý và mô phỏng (kết nối vạn vật)
Xử lý các dữ liệu thông qua các công cụ và hệ thống giúp tăng giá trị của thông tin nhằm nâng cao năng suất và tính linh hoạt (chuyển đổi số)
Tăng chất lượng và cải thiện tốc độ đưa ra thị trường của sản phẩm nhờ các thử nghiệm ảo trước khi tiến hành sản xuất thực tế
Kế hoạch hóa, sản xuất, lắp ráp và bảo dưỡng dựa trên phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo

Chưa có một định nghĩa nào về CMCN 4.0 được công nhận rộng rãi, nhưng thuật ngữ này luôn gắn với các khái niệm như mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT), sản xuất bồi đắp, số hóa và sự tích hợp của dữ liệu và quy trình, giám sát từ xa, kỹ thuật đa ngành, tự động hóa điều khiển thông qua học máy và phân tích dự báo.

Vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rộng rãi của các hệ thống Industrial Internet of Thing (IIoT) hay Internet vạn vật công nghiệp, khả năng kết nối thông minh cũng như khả năng xử lý ngoại vi của các thiết bị điều khiển đang được đẩy mạnh nhanh chóng. Các hệ thống tự động tưởng như không khả thi hoặc có giá trị đầu tư ban đầu rất lớn đang trở thành hiện thực và với chi phí rất vừa phải. Các hệ thống tự động hiện nay không chỉ có khả năng phản ứng trước các sự kiện mà còn có một số khả năng dự đoán sự kiện trước khi nó xảy ra.

Khả năng xử lý thông minh này đang ngày càng được mở rộng nhờ vào khả năng kết nối và trao đổi thông tin tự động theo thời gian thực giữa các thiết bị cũng như giữa các hệ thống IT và OT. Điều này cũng đi với một thực tế là ranh giới giữa các hệ thống OT và IT ngày một lu mờ thêm. Các cảm ứng IIoT có giá thành giảm dần cùng với các công nghệ IT cao cấp đang gia tăng tiện ích như Cloud/IoT, Big Data Analytic, AI, VR/AR, BlockChain… đang bắt đầu thay thế hệ thống tự động hiện có và thay đổi rất nhanh ngành tự động hóa công nghiệp truyền thống.

Đứng trước làn sóng mới này, đa số các công ty tự động hóa truyền thống có tiếng như Siemens, GE, Hitachi, Schnieder… cũng đang dịch chuyển mô hình kinh doanh của mình sang mô hình Số hóa (digitalization): Siemens đã công bố chiến lược đến năm 2020 phát triển chiến lược dựa vào công nghệ IoT và Digital Transformation cho ngành công nghiệp với mức tăng trưởng doanh số dự kiến từ 7-9%, cao nhất tập đoàn và nằm trên phần automation (1).

Xu hướng phát triển công nghiệp 4.0 trên thế giới

Năm 2016. PwC thực hiện khảo sát có tên “Công nghiệp 4.0: Xây dựng công ty kỹ thuật số”. Phạm vi là 2.000 công ty trên 26 quốc gia. Kết quả cho thấy, tỉ lệ phần trăm kỹ thuật số hóa của những công ty này sẽ tăng từ 33% lên 72% trong vòng 5 năm tới. Hơn thế nữa, các công ty này còn dành 5% doanh thu để đầu tư vào kỹ thuật số hóa. Nghiên cứu cho thấy có nhiều ích lợi mà công nghiệp 4.0 sẽ mang lại cho công ty trong khu vực châu Á, như tăng doanh thu (39%), tăng hiệu quả sản xuất (68%) và giảm chi phí (57%).

Để trở thành các doanh nghiệp 4.0 hay còn gọi là doanh nghiệp kỹ thuật số hóa, các doanh nghiệp đều thực hiện 6 bước sau:
(1) Lên chiến lược ngành chuyển đổi sang kỹ thuật số;
(2) Chọn sản phẩm chủ lực;
(3) Xác định yếu tố đầu vào;
(4) Thực hiện;
(5) Tạo cơ sở dữ liệu và phân tích dữ liệu để trở thành công ty kỹ thuật số;
(6) Tích hợp giữa vật lý và kỹ thuật số để tạo ra sản phẩm ưu việt nhất.

3 yếu tố nền tảng để xây dựng Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam:

Một là, đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xây dựng hệ thống thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập và thân thiện với các mô hình kinh tế mới, dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, nhanh chóng thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.

Hai là, phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu lớn, bao gồm việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật số để áp dụng các công nghệ của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở quy mô và phạm vi rộng, kết nối Internet tốc độ cao; xây dựng, chia sẻ các cơ sở dữ liệu.

Ba là, phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để thực hiện các hoạt động chuyển đổi, nâng cấp công nghệ và nghiên cứu phát triển các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới.

Tải tài liệu hay về 4.0: Tại đây

Hy vọng bài viết này giúp ích ít nhiều cho độc giả, hãy like hoặc chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé.

Sunday, December 8, 2019

Omron CX-ONE V4 Phần mềm cho hệ thống tự động hóa tất cả trong một

Omron CX-ONE V4 Phần mềm cho hệ thống tự động hóa tất cả trong một

Omron CX-One là gói phần mềm tích hợp hỗ trợ lập trình ứng dụng Omron PLC và bao gồm cài đặt các ứng dụng cho Mạng (network), Màn hình HMI, Điều khiển servo, Biến tần, Điều khiển nhiệt độ.

Tính năng mới 1

Smart Input
Chức năng lập trình trực quan hoàn toàn bao gồm lệnh, địa chỉ , sao chép, dán. Làm giảm đáng kể công việc lập trình.





Tính năng mới 2

Dễ dàng kiểm tra khối điều khiển vị trí
Vùng nhớ dữ liệu được tạo ra từ CX-Programmer cho khối điều khiển vị trí (CJ1W-NC[][]4) có thể được sử dụng hiển thị đồ thị, đường đi điều khiển vị trí, tốc độ cuả mỗi trục. Cho phép dễ dàng hơn trong việc kiểm tra ban đầu hoạt động cuả bộ điều khiển vị trí.
Chức năng này sẽ đuợc hỗ trợ cho EtherCat trong tương lai.





Tính năng mới 3

Dễ dàng cài đặt Tag Data Links cho Ethernet/IP.
Chỉ cần kéo và thả cấu hình Network hiển thị. Chương trình sẽ tự động tạo Tad Data Links cho Network/IP.





Tính năng mới 4

Cấu trúc dữ liệu
Bên cạnh các Mảng (Arrays) quản dữ liệu cùng kiểu, Data Structures có thể quản lý dữ liệu với nhiều kiểu khác nhau trong cùng cấu trúc. Data Structures được quản lý sử dụng tên khác so với địa chỉ các vùng nhớ I/O.
Sử dụng Data Structures cho phép xây dựng những chương trình có tính kế thừa.
Dữ liệu Timer, Counter bây giờ có thể xem như một biểu tượng (symbol). Như vậy, có thể sử dụng chúng như một Symbol trong Arrays để xây dựng chương trình có tính kế thừa.





Hỗ trợ cho các phần cứng mới
CP1E-NA20 CPU Units (20 points).
Compact NV-series NV4W PTs.
CJ1W-AD042/DA042V Analog I/O Units (high-speed models with direct conversion).
CJ1W-SCU22/SCU32/SCU42 Serial Communications Units (high-speed models).
CP1E-E10/E14/N14/N60 (10/14/14/60 points).
CJ1W-NC281/NC481/NC881 EtherCAT-compatible Position Control Units.





Các công cụ cuả CxOne:





Các phần mềm tích hợp trong CxOne
CX-Programmer V9.0
CX-Integrator V2.4
Switch Box Utility V1.6
CX-Protocol V1.9
CX-Simulator V1.9
CX-Position V2.5
CX-Motion-NCF V1.9
CX-Motion-MCH V2.2
CX-Motion V2.3
CX-Drive V1.9
CX-Process Tool V5.2
Faceplate Auto-Builder for NS V3.1
CX-Designer V3.0
NV-Designer V1.1
CX-Configurator FDT V1.2
CX-Thermo V4.2
CX-FLnet V1.1
Network Configrator V3.1
CX-Server V4.3
PLC Tools (Installed automatically)

Video hướng dẫn cài đặt CX ONE V4.4: https://www.youtube.com/watch?v=Q-_ACEyNNwk

Link download: https://goo.gl/vynCvZ

Download:
CX-One V4.3.RAR

Link dự phòng:
Omron CX-One V4.3.RAR

Hãy like hoặc chia sẻ nếu thấy hữu ích bạn nhé !

Chíp xử lý, điều khiển nhúng Cấu trúc và Phân loại


Sự phát triển nhanh chóng của các chủng loại Chip khả trình với mật độ tích hợp cao đã và đang có một tác động đáng kể đến sự thay đổi trong việc thiết kế các nền phần cứng của thiết bị xử lý và điều khiển nhúng trong thập kỷ gần đây. Mỗi chủng loại đều có những đặc điểm phạm vi ứng dụng và luôn không ngừng phát triển để đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu ứng dụng. Bài viết này giới thiệu ngắn gọn về các chủng loại chip xử lý, điều khiển nhúng điển hình đang tồn tại, phát triển theo một số đặc trưng và hướng phạm vi ứng dụng của chúng.


Có thể thấy sự tồn tại rất đa dạng của hàng loạt các chủng loại Chip khả trình có thể sử dụng cho các bài toán thiết kế hệ nhúng. Phổ biến hiện nay là các các họ vi xử lý (VXL)/vi điều khiển (VĐK) nhúng (em-bedded micro processor/microcon-troller), Chip DSP (Digital Signal Processing), các Chip khả trình trường (FPD – Field Programmable Device). Chúng ta dễ bị lúng túng nếu bắt đầu công việc thiết kế bằng việc tìm kiếm một Chip xử lý điều khiển phù hợp cho ứng dụng. Vì vậy, cần phải có một hiểu biết và sự phân biệt nhất định về đặc điểm cấu trúc, ứng dụng của chúng khi lựa chọn cho giải pháp thiết kế. Ngoài ra các thông tin liên quan như nhà cung cấp Chip, kiến thức hiểu biết về thiết kế thực thi và công cụ phát triển hỗ trợ, giá thành… cũng là điều đáng quan tâm.

Chip P C nhúng

Đây là một chủng loại rất điển hình và đang được sử dụng rất phổ biến hiện này [3], [4]. Chúng được ra đời và ứng dụng dựa trên nền tảng của sự phát triển Chip xử lý ứng dụng cho máy tính. Vì đối tượng ứng dụng là các thiết bị nhúng nên cấu trúc cũng được thay đổi theo để đáp ứng một cách linh hoạt nhất các ứng dụng chuyên biệt. Hiện nay chúng ta có thể thấy các họ VXL/ VĐK cung cấp bởi các nhà chế tạo như, Intel, Atmel, Microchip, Motorola, Infineon... Về cấu trúc, chúng kế thừa nguyên lý các Chíp xử lý phát triển cho PC nhưng ở mức độ đơn giản hơn nhiều về công năng và tài nguyên. Phổ biến vẫn là các Chip 8 bit, 16 bit, và 32 bit. Về bản chất cấu trúc, chip vi điều khiển là chip vi xử lý được tích hợp thêm các ngoại vi. Các ngoại vi thường là các khối chức năng thông dụng như bộ định thời gian, bộ đếm, bộ chuyển đổi A/D, giao diện song song, nối tiếp… Mức độ tích hợp ngoại vi cũng đa dạng. Tuỳ thuộc vào mục đích ứng dụng sẽ có thể tìm được Chip phù hợp. Thực tế với các ứng dụng yêu cầu độ tích hợp cao sẽ sử dụng giải pháp tích hợp trên Chip. Tuy nhiên, hầu hết các Chip đều cung cấp giải pháp để mở rộng ngoại vi đáp ứng một cách linh hoạt và mềm dẻo cho các ứng dụng cụ thể.
Hình 1: Kiến trúc điển hình của VĐK

Chip DSP

DSP vẫn được biết tới như một loại vi điều khiển đặc chủng với khả năng xử lý nhanh để phục vụ các bài toán yêu cầu khối lượng và tốc độ xử lý tính toán lớn. Với ưu điểm nổi bật về độ rộng băng thông của bus và thanh ghi tích luỹ, cho phép ALU xử lý song song với tốc độ đọc và xử lý lệnh nhanh hơn các loại vi điều khiển thông thường. Chip DSP lại cho phép thực hiện nhiều lệnh trong một nhịp nhờ vào kiến trúc bộ nhớ Havard với băng thông rộng [2].
Thông thường khi phải sử dụng DSP tức là để đáp ứng các bài toán tính toán lớn và tốc độ cao vì vậy định dạng biểu diễn toán học sẽ là một yếu tố quan trọng để phân loại và được quan tâm. Hiện nay chủ yếu chúng vẫn được phân loại theo hai kiểu là dấu phảy động (floating-point) và dấu phảy tĩnh (fixed-point). Đây cũng chính là một yếu tố quan trọng phải quan tâm đối với người thiết kế để lựa chọn được một DSP phù hợp với ứng dụng của mình. Các loại DSP dấu phảy tĩnh thường là loại 16-bit hoặc 24-bit còn các loại dấu phảy động thường là 32-bit. Một ví dụ điển hình về DSP 16-bit dấu phảy tĩnh là TMS320C55x [2], biểu diễn và xử lý các số nguyên 16 bit hoặc các số thực trong một miền giá trị cố định. Tuy nhiên, các giá trị và dữ liệu trung gian có thể được lưu trữ với độ chính xác là 32-bit trong thanh ghi tích luỹ 40-bit nhằm giảm thiểu lỗi tính toán do phép làm tròn trong quá trình tính toán. Thông thường các loại DSP dấu phảy tĩnh có giá thành rẻ hơn các loại DSP dấu phảy động vì yêu cầu số lượng chân tích hợp on-chip ít hơn, cần sử dụng lượng silicon ít hơn.

Hình 2: Cấu trúc điển hình của PAL


Ưu điểm nổi bật của các DSP dấu phảy động là có thể xử lý, biểu diễn số trong dải phạm vi giá trị rộng và động. Do đó vấn đề về chuyển đổi và hạn chế về phạm vi biểu diễn số không phải quan tâm như đối với loại DSP dấu phảy tĩnh. Một loại DSP 32-bit dấu phảy động điển hình là TMS320C67x có thể xử lý và biểu diễn số gồm 24-bit mantissa và 8-bit exponent. Phần mantissa biểu diễn phần số lẻ trong phạm vi -1.0  +1.0 và phần exponent biểu diễn vị trí của dấu phảy nhị phân, có thể dịch chuyển sang trái hoặc phải tuỳ theo giá trị số mà nó biểu diễn. Điều này thể hiện ưu điểm nổi bật hơn hẳn so với các thiết kế trên nền DSP dấu phảy tĩnh. Người phát triển chương trình phải tự qui ước, tính toán và phân chia ấn định thang biểu diễn số, phải luôn lưu tâm tới khả năng tràn số có thể xảy ra trong quá trình xử lý tính toán. Chính điều này đã gây ra khó khăn không nhỏ đối với người lập trình. Nói chung phát triển chương trình cho DSP dấu phảy động thường đơn giản hơn nhưng giá thành lại cao hơn nhiều và năng lượng tiêu thụ thông thường cũng lớn hơn.

Chip khả trình mảng PLD

Ngày nay khi nói đến các chủng loại Chip khả trình mảng ta thường biết tới một số tên gọi như PAL, CPLD, FPGA… Một chút vắn tắt về sự phát triển sẽ giúp chúng ta hình dung được đặc điểm và nguồn gốc ra đời của chúng.

Hình 3: Cấu trúc nguyên lý của FPGA


Lịch sử phát triển của các chủng loại Chip khả trình mảng PLA được bắt nguồn từ nguyên lý bộ nhớ chương trình PROM (Programmable Read-Only Memory). Trong đó các đầu vào địa chỉ đóng vai trò như các đường vào của mạch logic và các đường dữ liệu ra đóng vai trò như các đường ra của mạch logic. Nó rất phù hợp để thực hiện mạch logic có dạng tổng các tích (vì cấu thành bởi các phần tử logic AND và OR). Nhưng nhược điểm là chi phí sản xuất cao và tốc độ hoạt động thấp. Để khắc phục nhược điểm này PAL (Programmable Array Logic) đã được phát triển. Nó được cấu thành từ các phần tử AND khả trình và phần tử OR gán cố định, có chứa cả phần tử flip-flop ở đầu ra nên có khả năng thực thi các mạch logic tuần tự. Hình 2 mô tả cấu trúc chung của PAL.
Từ khi được ra đời và phát triển, PAL trở thành cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt các chủng loại Chip khả trình mảng với cấu trúc phức tạp hơn như SPLD (Simple Programmable Logic Device), CPLD (Complex Programmable Logic Device), và FPGA (Field Programmable Gate Array). Sau này, SPLD cũng là tên gọi cho nhóm các chủng loại Chip kiểu tương tự như PAL, PLA. Về mặt cấu trúc thì SPLD cho phép tích hợp các phần tử logic với mật độ cao hơn so với PAL thông thường nhưng kích thước của nó sẽ tăng lên rất nhanh nếu tiếp tục mở rộng và tăng mật độ tích hợp số đầu vào. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng mật độ tích hợp, CPLD đã được phát triển. Nó là sự tích hợp của nhiều khối SPLD và cung cấp thêm khả năng kết nối khả trình giữa các khối SPLD đơn lẻ với nhau. Với nguyên lý cấu trúc này CPLD có khả năng tích hợp với mật độ cao tương đương với 50 khối SPLD thông thường [1].
Nếu chỉ dừng đến đây chúng ta có thể thấy một đặc điểm chung của các chủng loại chip kiều PLA hay CPLD đều cho phép thực hiện các mạch logic trên cơ sở tổ hợp logic của các đầu vào và ra bằng các phần tử AND và OR. Với nguyên lý này rõ ràng sẽ gặp khó khăn khi thực thi các ứng dụng đòi hỏi các phép tính toán logic phức tạp với tốc độ cao. Để đáp ứng điều này FPGA (Field Programmable Gate Arrays) đã ra đời. Nó là sự cấu thành của các khối logic khả trình và các kênh kết nối liên thông khả trình giữa các khối đó với nhau. Một hình ảnh tiêu biểu về cấu trúc nguyên lý của FPGA được mô tả như trong Hình 3.
FPGA - đang trở thành một sự lựa chọn thay thế rất cạnh tranh của các chip xử lý nhúng khả trình mảng. Nó hỗ trợ các ưu điểm về chức năng lựa chọn giống như ASICS nhưng cho phép chỉnh sửa và thiết kế lại sau khi sử dụng, giá thành phát triển thấp hơn. FPGA cho phép khả năng thiết kế linh hoạt và thích nghi dễ dàng cho các tiện ích thiết bị, trong khi vẫn duy trì được không gian kích thước phần cứng và năng lượng tiêu thụ của hệ thống. Điều này không dễ dàng nhận được khi thiết kế dựa trên nền các Chip C/ DSP.
FPGA thực sự phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi lượng tính toán lớn như trong xử lý tín hiệu. Nó có thể được lập trình hoạt động đồng thời với một số các đường dữ liệu song song. Chúng là các đường dữ liệu hoạt động của tổ hợp cứng của nhiều chức năng từ đơn giản đến phức tạp như bộ cộng, bộ nhân, bộ đếm, bộ lưu trữ, bộ so sánh, bộ tương quan, …
Ngày nay có thể phân loại ra một số kiểu chủng loại FPGA dựa vào cấu tạo của chúng:

Hình 4: Cấu trúc CLB


■ Cấu tạo từ SRAM
Với loại này các mắt kết nối khả trình được thực hiện bằng các phần tử SRAM, chính vì vậy cho phép thực hiện lập trình lặp lại nhiều lần. Ưu điểm nổi bật của loại này là các ý tưởng thiết kế mới có thể được thực thi và thử nghiệm nhanh chóng. Hơn nữa SRAM cũng đang là một hướng phát triển rất mạnh hiện nay trong nền công nghiệp sản xuất bộ nhớ và cũng đều thực thi theo công nghệ CMOS rất phù hợp với công nghệ chế tạo ra FPGA.
Tuy nhiên, một đặc điểm có thể xem như là nhược điểm của FPGA cấu tạo từ các phần tử SRAM là chúng phải cấu hình lại mỗi khi nguồn hệ thống được cung cấp. Công việc này thường được thực hiện bởi một bộ nhớ ngoài chuyên dụng hoặc bởi một bộ vi điều khiển kèm theo mạch. Chính vì vậy cũng làm giá thành của FPGA tăng thêm.
■ Cấu tạo từ anti-fused
Không giống như loại FPGA cấu tạo từ SRAM, FPGA với cấu tử kết nối kiểu cầu chì được lập trình offline bằng một thiết bị lập trình chuyên dụng. Ý tưởng chế tạo loại FPGA này xuất phát từ nhu cầu về một thiết bị khả trình có khả năng lưu cấu hình sau khi được sử dụng. Tức là nó không phải làm công việc cấu hình mỗi khi nguồn hệ thống được cung cấp. Khi FPGA anti-fused đã được lập trình thì nó không thể bị thay đổi hay được lập trình lại nữa. Chính nhờ điều này nên nó không cần bất kỳ một bộ nhớ ngoài nào để lưu trữ cấu hình và có thể tiết kiệm, giảm giá thành của thiết bị.
Một ưu điểm nổi bật của FPGA anti-fused là kiểu cấu trúc liên kết khá bền vững với các loại nhiễu bức xạ. Đặc điểm này khá quan trọng khi thiết bị phải làm việc trong môi trường nhiễu tiềm năng như công nghiệp năng lượng, quân sự hoặc hàng không vũ trụ... Vì vậy nó tránh được trường hợp rủi ro có thể xảy ra nếu sử dụng công nghệ SRAM là hiện tượng lật trạng thái (flipped). Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể được khắc phục bằng cơ chế dự phòng chập 3 nhưng lại làm tăng thêm chi phí chế tạo.
Một ưu điểm nổi bật của loại FPGA anti-fused là khả năng bảo mật công nghệ. Tức là dữ liệu cấu hình lập trình cho FPGA có thể được bảo vệ bởi việc đọc bất hợp pháp hoặc không cho phép đọc. Trong quá trình xử lý hoặc phát triển, người lập trình sẽ sử dụng một tệp dữ liệu cấu hình để lập trình và kiểm tra quá trình nạp cấu hình cho FPGA. Công việc này chỉ thực hiện một lần và sẽ không thể thay đổi được nữa. Khi thực hiện xong nó có thể được thiết lập thêm một thuộc tính là chống đọc trực tiếp dữ liệu liên quan đến cấu hình. Ngoài ra chúng ta cũng có thể thấy thêm rằng FPGA antifused thường sử dụng ít năng lượng hơn loại FPGA SRAM, kích thước cũng nhỏ hơn, và tốc độ cũng nhanh hơn một chút nhờ khoảng cách kết nối cứng giữa các phần tử ngắn hơn.
Nhược điểm lớn nhất của FPGA anti-fused là chỉ có thể được lập trình và cấu hình một lần. Vì vậy nó chỉ thực sự phù hợp khi thực thi hoàn chỉnh sản phẩm cuối cùng và không phù hợp với mục đích thiết kế phát triển.
■ Cấu tạo từ EEPROM/FLASH
EEPROM or FLASH-based FPGAs cũng có nguyên lý cấu tạo tương tự như loại FPGA-SRAM. Các phần tử cấu hình của nó được kết nối dựa trên một chuỗi thanh ghi dịch dài. Chúng có thể được cấu hình offline bằng các thiết bị lập trình chuyên dụng. Cũng có một số có thể lập trình online nhưng thời gian lập trình cấu hình sẽ gấp khoảng 3 lần thời gian thực thi với nền FPGA-SRAM. Khi đã được cấu hình hay được lập trình thì chúng có thể được duy trì và không bị mất đi như nguyên lý lưu giữ của EEPROM hoặc FLASH. Loại FPGA-EEPROM/FLASH có cấu tạo nhỏ hơn so với loại FPGA-SRAM vì vậy cũng có thể giảm được thời gian lan truyền tín hiệu kết nối liên thông giữa các phần tử logic.
Để bảo vệ công nghệ khi FPGA đã được cấu hình và đưa ra sử dụng, ta có thể bảo vệ bằng cơ chế khóa mã mềm (cấu tạo từ khoảng 50 bit đến vài trăm bit). Muốn đọc được thông tín cấu hình trực tiếp từ FPGA, người ta cần phải có mã khóa đó và cũng rất khó hoặc không thể tìm được theo nguyên lý thử sai. Vì vậy, theo ước tính cũng phải mất đến hàng triệu năm mới hy vọng thành công để tìm ra được.
Tuy nhiên, công nghệ chế tạo FPGA-EEPROM/FLASH đòi hòi thực thi qua nhiều công đoạn xử lý hơn so với loại FPGA-SRAM, vì vậy sự phát triển của chúng cũng chậm hơn. Hơn nữa năng lượng tiêu thụ của chúng cũng lớn hơn vì phải nuôi rất nhiều các phần tử điện trở kéo (pull-up resistor).
Hình 5: Khối Logic dạng MUX


■ Cấu tạo từ tổ hợp FLASH-SRAM
Ngày nay người ta cũng phát triển chế tạo các loại FPGA cấu tạo từ các tổ hợp SRAM và FLASH để tận dụng được các ưu điểm của cả hai chủng loại này. Thông thường các phần tử cấu hình FLASH sẽ được sử dụng để lưu các nội dung cấu hình để sao chép cho các phần tử cấu hình SRAM. Và các phần tử cấu hình SRAM hoàn toàn có thể được cấu hình lại theo yêu cầu thiết kế trong khi vẫn duy trì một phần thiết kế cấu hình gốc lưu trong các phần tử FLASH.
Người ta cũng thường phân loại FPGA dựa vào phần tử kiến trúc của chúng và bao gồm 3 loại chính: mịn, thô và trung bình. Bản chất việc phân loại này là dựa vào kiểu khối logic khả trình cấu thành nên FPGA. Với loại FPGA mịn thì kiến trúc các khối logic khả trình thường là các cổng logic đơn giản (kiểu AND, OR…, các phần tử lưu giữ như Triger-D…). Kiểu kiến trúc này phù hợp và thường sử dụng hiệu quả với kiến trúc ASICS. Gần đây xu thế phát triển của FPGA đang tập trung vào loại kiến trúc thô. Tức là các khối logic khả trình là các khối có khả năng xử lý logic lớn với nhiều tổ hợp liên kết, phức tạp với nhiều đầu vào/ra liên kết. Tuỳ theo mức độ của khối logic khả trình đó mà người ta phân ra thành các loại trung bình.
Có hai loại cấu trúc cơ bản cấu thành nên các khối logic khả trình trong kiến trúc FPGA thô hoặc trung bình là MUX (Multiplexer) và LUT (Lookup Table). Trong loại cấu trúc MUX thì các phần tử logic được cấu thành theo cấu trúc tổ hợp các đầu vào ra theo nguyên lý MUX như mô tả trong Hình 5.
Đối với loại cấu trúc LUT thì các đầu vào thực chất là các tổ hợp để chọn ra giá trị trong bảng chân lý của hàm chức năng cần thực thi. Nguyên lý của loại khối logic này được mô tả như trong Hình 6.
Hầu hết các ứng dụng đều có nhu cầu về bộ nhớ RAM on Chip vì vậy một số dòng FPGA hiện nay cũng tích hợp thêm cả các phần tử nhớ RAM, được gọi là RAM nhúng (embedded RAM). Các phần tử RAM đó được tổ chức thành từng khối và tuỳ thuộc vào kiến trúc của FPGA nó sẽ được phân bố linh hoạt, thường là xung quanh các phần tử ngoại vi hoặc phân bố đều trên bề mặt Chip.

Hình 6: Khối Logic dạng LUT


■ FPGA tổ hợp lai
FPGA với hạt nhân là C/DSP: Thực chất đó là một tổ hợp nhằm tăng tốc và khả năng tính toán. Khái niệm này cũng tương tự như các bộ đồng xử lý toán học trong kiến trúc máy tính. Nguyên lý là nhằm san sẻ và giảm bớt tải sang FPGA để thực thi các chức năng tính toán lớn (thông thường đòi hỏi thực hiện trong nhiều nhịp hoạt động của Chip DSP), cho phép Chip DSP tập trung thực hiện các chức năng đơn nhịp tối ưu. Tổ hợp FPGA và DSP là một kiến trúc rất linh hoạt, đặc biệt cải thiện được hiệu suất thực hiện, tăng tốc hơn rất nhiều so với kiến trúc nhiều Chip DSP hoặc ASICS đồng thời giá thành lại thấp hơn.
Sự phát triển của các Chip xử lý ngày càng hoàn thiện, cải thiện rút ngắn đáng kể thời gian thực thi và giá thành. Căn cứ vào yêu cầu ứng dụng cụ thể người thiết kế sẽ phải quyết định giải pháp thực thi trên cơ sở về điều kiện và kiến thức về giải pháp thiết kế. Với các ứng dụng thông thường và đơn giản có thể thực thi dựa trên các vi điều khiển và vi xử lý truyền thống. Tuy nhiên với các ứng dụng yêu cầu về tốc độ và mức độ xử lý lớn sự lựa chọn sẽ phải cân nhắc tới DSP hoặc thực thi trực tiếp dựa trên các nền Chíp khả trình mảng. Trong thời gian tới với tốc độ phát triển không ngừng giá thành và công cụ thực thi sẽ được cải thiện góp phần không nhỏ đến sự lựa chọn giải pháp thiết kế. Hứa hẹn sẽ có tác động đáng kể đến sự phát triển các thiết bị xử lý và điều khiển nhúng nói chung đặc biệt là sự tham gia của các chíp khả trình mảng.
Tài liệu tham khảo
[1] Clive Maxfiled, “The Design Warrior’s Guide to FPGA”, New-nes, 2004.
[2] www.ti.com
[3] www.microchip.com
[4] www.atmel.com
[5] www.xilinx.com
[6] www.altera.com

Theo Tự động hóa ngày nay

Saturday, December 7, 2019

Schneider Electric ra mắt bộ sản phẩm mới Altivar Process cho các ứng dụng công nghiệp

Schneider Electric ra mắt bộ sản phẩm mới Altivar Process cho các ứng dụng công nghiệp
Schneider Electric vừa cho ra mắt sản phẩm mới Altivar Process, biến tần đầu tiên trên thị trường có tích hợp các công cụ bảo dưỡng, bảo trì thông minh và được sử dụng cho các ứng dụng công nghiệp với công suất từ 0.75KW đến 1.5MW.



So với các dòng biến tần thông thường, Altivar Process giúp các nhà đầu tư tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh bằng việc giảm 8% chi phí nhờ vào khả năng giám sát điểm hoạt động của bơm, điểm hoạt động hiệu quả nhất (BEP), đánh giá hiệu suất của bơm và công nghệ quản lý năng lượng tiên tiến gồm chức năng đo lường công suất chính xác (sai số <5%). Bộ biến tần này cũng cho phép giảm thời gian dừng máy, hệ thống đến 20% nhờ vào chức năng bảo dưỡng, bảo trì theo tình trạng và sự đổi mới giao diện người dùng với các biểu đồ, thông số dễ hiểu.

Ngoài ra, thông qua việc tích hợp sẵn Ethernet và Web-server với an ninh mạng (Cybersecurity) được bảo mật theo chuẩn ISA secure/Achilles, người vận hành Altivar Process sẽ dễ dàng theo dõi quy trình, truy cập thông tin tiêu thụ năng lượng, tùy chỉnh biểu đồ năng lượng. Cùng với đó, các KPIs và tín hiệu cảnh báo sẽ được theo dõi một cách tự động và đưa ra các cảnh báo cho người vận hành khi hệ thống và thiết bị hoạt động không bình thường

Với thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt theo dạng module, Altivar Process cũng phù hợp cho mọi ứng dụng, dễ dàng lắp đặt và tích hợp vào hệ thống vận hành, bất kể là lắp đặt mới, thay thế hay nâng cấp, đồng thời giúp đơn giản hóa tồn kho thiết bị thay thế và giảm thời gian sửa chữa, thay thế.

Được chứng nhận là sản phẩm biến tần “xanh” và dán nhãn “Green Premium” - Schneider Electric eco-mark - đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường như RoHS-2 và REACH, biến tần Altivar Process vượt lên các tiêu chuẩn quy định hiện tại và đáp ứng các quy định môi trường trong tương lai.

Theo Schneider

Cảm biến công nghiệp - thiết bị không thể thiếu trong nền sản xuất hiện đại

Cảm biến công nghiệp - thiết bị không thể thiếu trong nền sản xuất hiện đại
Cảm biến công nghiệp là thiết bị đo đặc các đại lượng vật lý: nhiệt độ, áp suất, ánh sáng,.. Các tín hiệu đó chuyển đổi thành các tín hiệu điện tiêu chuẩn để đưa đến thiết bị phân tích. Thiết bị này thường các tác dụng chung là thu nhập dữ liệu (Sensor). Nó là thành phần quan trọng trong một thiết bị đo hay trong một hệ điều khiển tự động.

Cấu tạo cảm biến

Cấu tạo gồm: Thiết bị thu nhận tín hiệu, chuyển đổi tín hiệu và bộ khuếch đại tín hiệu và các phần tử mạch điện tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, được đóng gói nhỏ gọn trong một vỏ hộp. Các tín hiệu phát ra được quy chuẩn theo các mức điện áp, và dòng điện thông dụng nhất phù hợp với các bộ điều khiển.

Phân Loại cảm biến

Mặc dù có hàng ngàn loại cảm biến khác nhau, nhưng thực tế khi chúng ta đi làm, thiết kế các máy móc, đặc biệt là ngành điện tự động hóa, chỉ có vài chục cảm biến công nghiệp thông dụng mà chúng ta dùng nhiều, thường thấy như cảm biến nhiệt độ, cảm biến quang, cảm biến áp suất, cảm biến tiện cận, cảm biến siêu âm, cảm biến độ ẩm vv. Bài viết này sẽ tìm hiểu nhũng cảm biến thông dung như vậy.

Công tắc hành trình (Limit Switches)

1. Công tắc hành trình dạng cơ khí:

Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình dạng này như sau:

Khi con lăn bị tác động, ép lò xo (1) làm tấm lò xo (6) di chuyển xuống phía dưới đến khi tác động lên cần đẩy (3) và nâng trục dẫn hướng (9) lên phía trên. Trên thân (2) có gắn tiếp điểm (4) và (5), trên trục dẫn hướng (9) gắn tiếp điểm(8). Khi trục dẫn hướng bị di chuyển lên phía trên thì tiếp điểm (4) mở sẽ thành tiếp điểm đóng và tiếp điểm đóng(5) thành tiếp điểm mở.


2. Công tắc hành trình nam châm

Cấu tạo công tắc hành trình nam châm gồm một vỏ bằng thủy tinh bên trong có hai cực làm bằng Rhodium, Volfram, bạc…. toàn bộ được chứa trong môi trường khí Nitơ, khí hydro hoặc chân không.



Đây là loại công tắc hành trình không tiếp xúc nghĩa là khi có nam châm di chuyển đến công tắc, sẽ làm cho đóng mạch của công tắc.

3. Ứng dụng:

Công tắc hành trình thường được sử dụng để giới hạn chuyển động, hành trình làm việc của một vật hay một chi tiết trong hệ thống.
Công tắc hành trình nam châm thường được sử dụng trong việc giới hạn hành trình xy lanh (trên cần đẩy của xy lanh có gắn nam châm vĩnh cửu), công tắc cửa của máy giặt, công tắc từ dùng gắn ở cửa của thiết bị báo trộm….

Cảm biến tiệm cận cảm ứng từ (Inductive Proximity Sensors)

1. Nguyên lý hoạt động




Cấu tạo cảm biến cảm ứng từ bao gồm 4 phần chính: cuộn dây điện từ, bộ tạo dao động, mạch trigger, khối output.

Bộ tạo dao động sẽ tạo ra tần số cao, thông qua cuộn dây điện từ sẽ tạo ra vùng từ trường biến thiên nằm ở đầu cảm biến, nếu có một vật bằng kim loại nằm trong vùng đường sức của từ trường, trong kim loại sẽ hình thành dòng điện xoáy, dòng điện xoáy này tạo ra từ trường mới ngược với từ trường ban đầu, làm cho biên độ dao động của từ trường giảm. Như vậy năng lượng của bộ dao động sẽ giảm, dòng điện xoáy sẽ tăng khi vật càng gần cuộn dây điện từ.

Mạch trigger có nhiệm vụ giám sát biên độ dao động của từ trường, nếu có sự thay đổi về biên độ từ trường, mạch trigger sẽ tác động đến output, làm thay đổi trạng thái ngõ ra của tải





Một số mẫu thực tế của cảm biến tiệm cận cảm ứng từ




2. Ứng dụng

Cảm biến cảm ứng từ được sử dụng để nhận biết các vật kim loại ở gần





Lưu ý: Khoảng cách tác dụng của cảm biến cảm ứng từ đối với đồng, nhôm, thau sẽ gần hơn so với sắt, thép.

Một số ứng dụng thực tế

 Cảm biến tiệm cận điện dung

1. Nguyên lý hoạt động

Cảm biến tiệm cận điện dung có cấu tạo tương tự cảm biến tiệm cận cảm ứng từ nhưng khác nhau ở bề mặt cảm biến.




Bề mặt cảm biến điện dung có cấu tạo bởi ba vòng kim loại đồng tâm. Hai vòng tròn kim loại ở trong cùng là hai điện cực tạo thành tụ điện, vòng tròn thứ ba ngoài cùng gọi là điện cực bù. Điện cực bù có tác dụng làm giảm độ nhạy của cảm biến đối với bụi bẩn, dầu mỡ…giúp cho cảm biến hoạt động chính xác hơn.

Khi một vật đến gần bề mặt của cảm biến, đi vào vùng tĩnh điện của điện cực, sẽ làm cho hệ số điện môi thay đổi, dẫn đến điện dung thay đổi ở bộ tạo dao động. Bộ tạo dao động bắt đầu hoạt động.. Mạch trigger sẽ kiểm tra biên độ dao động cho đến khi đạt bằng ngưỡng biên độ dao động tác động thì trạng thái ngõ ra output sẽ thay đổi. Khi vật đi ra xa bề mặt cảm biến sẽ làm cho biên độ dao động giảm, trạng thái ngõ ra output sẽ trở về trạng thái ban đầu.


Tham khảo thêm: Cảm biến ánh sáng quang điện trở (LDR)




Một số mẫu thực tế của cảm biến tiệm cận điện dung


2. Ứng dụng

Cảm biến tiệm cận điện dung có khả năng nhận biết được các vật cản kim loại cũng như là phi kim loại như là giấy, thủy tinh, chất lỏng, và vải….



Lưu ý khi sử dụng:

Do mỗi vật thể có hằng số điện môi khác nhau cho nên khoảng cách tác dụng của cảm biến điện dung đối với mỗi vật thể cũng khác nhau. Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy xem xét bản đồ thị sau:



Nhìn đồ thị ta thấy rằng vật thể có điện môi càng cao thì khoảng cách tác dụng của cảm biến càng xa.

Bảng sau đây sẽ cung cấp cho ta hằng số điện môi của một số vật liệu:

 Ưu và nhược điểm của mỗi loại cảm biến

Ví dụ: Một cảm biến dung có khoảng cách tác dụng tối đa là 10mm, lấy rượu làm vật cản, hằng số điện môi của rượu là 25.8 tra bản đồ thị ta thấy tỉ lệ phần % khoảng cách tác dụng của cảm biến Sr là khoảng 85% tương đương khoảng cách tác dụng 8,5mm.

Một số ứng dụng thực tế:

 Cảm biến siêu âm

1. Nguyên lý hoạt động

Cảm biến siêu âm gồm có 4 phần chính: bộ phận phát và nhận sóng siêu âm, bộ phận so sánh, mạch phát hiện và mạch ngõ ra.

Bộ phận phát và nhận sóng siêu âm là gồm một cái đĩa ceramic kiểu áp điện được gắn ở dưới bề mặt của cảm biến. Đĩa này có khả năng phát và thu sóng siêu âm.

Khi có một điện áp với tần số cao được đưa vào thì đĩa sẽ rung động tạo ra sóng siêu âm. Khi sóng siêu âm được phát đi nếu gặp phải một vật cản thì tại đó sẽ dội ngược lại một sóng siêu âm mới có tần số tương tự nhưng có biên độ nhỏ hơn.



Khi cảm biến nhận được sóng phản hồi, bộ phận so sánh sẽ tính toán bằng cách so sánh thời gian phát và nhận tín hiệu sóng siêu âm, vận tốc sóng siêu âm để tính ra quãng đường đi của sóng siêu âm cũng chính là khoảng cách giữa cảm biến và vật cản.

Tín hiệu ngõ ra cảm biến siêu âm có thể là digital hoặc analog. Tín hiệu từ cảm biến digital báo có hay không sự xuất hiện của vật cản trong vùng cảm nhận của cảm biến. Tín hiệu từ cảm biến analog chứa đựng thông tin khoảng cách từ đối tượng đến cảm biến.

Tần số hoạt động: nhìn chung cảm biến siêu âm dùng trong công nghiệp hoạt động với tần số là từ 25KHz đến 500KHz. Các cảm biến siêu âm trong y khoa thì hoạt động với tần số 5MHz trở lên. Tần số của cảm biến tỉ lệ nghịch với khoảng cách phát hiện của cảm biến, với tần số 50KHz thì phạm vi hoạt động của cảm biến có thể lên tới 10m hoặc hơn, với tần số 200KHz thì phạm vi hoạt động của cảm biến giới hạn ở mức 1m.

Một số mẫu thực tế của cảm biến siêu âm



2. Ứng dụng

Trong công nghiệp cảm biến siêu âm dùng để điều khiển mực chất lỏng, phát hiện dây bị đứt, phát hiện người, phát hiện xe ….và nhiều ứng dụng khác trong cuộc sống như súng bắn tốc độ, máy siêu âm, máy tán sỏi thận….

Lưu ý khi sử dụng:

Có một vùng nằm trước cảm biến gọi là vùng mù. Khi vật cản nằm trong vùng này thì cảm biến sẽ không nhận ra được vật cản. Do đó ta phải điều chỉnh vị trí cảm biến khi lắp đặt sao cho khoảng cách từ vật cản cho đến đầu dò cảm biến phải lớn hơn khoảng cách vùng mù.




 Cảm biến quang

Cảm biến quang là một loại một thiết bị có khả năng nhận biết được hầu hết các vật ngoại trừ các vật trong suốt như thủy tinh… Chúng có thể nhận biết được vật với khoảng cách ở xa ( ngược với cảm biến điện dung và cảm biến cảm ứng từ), và chúng có thể nhận biết được vật trong môi trường chân không( ngược với cảm biến siêu âm)

Phần điều khiển của cảm biến quang bao gồm phần phát (nguồn sáng), phần thu để nhận ra ánh sáng do bên phát phát ra kết hợp với mạch so sánh và khuếch đại tín hiệu.

Ánh sáng sử dụng trong cảm biến quang là ánh sáng hồng ngoại đã được điều chế và được phát ra bởi diode phát quang (LED) với tần số từ 5 đến 30KHz.

Cảm biến quang được chia làm 3 loại chính:

1. Thru -Beam

Cảm biến loại Thru – Beam gồm hai đầu riêng biệt được gắn ở hai phía đối diện nhau. Đầu phát sẽ phát ra chùm tia hội tụ thông qua một thấu kính hướng tới bên thu.

Bình thường khi không có vật che tia sáng thì đầu thu sẽ nhận ra ánh sáng do đầu phát phát ra, lúc này ngõ ra của cảm biến sẽ không tác động. Tuy nhiên khi có một vật băng ngang qua giữa đầu phát và đầu thu khi đó tia sáng sẽ bị che làm cho đầu thu không nhận ra ánh sáng do đầu phát phát ra lúc này cảm biến sẽ tác động làm thay đổi trạng thái ngõ ra.





Cảm biến loại này thường được sử dụng ở nơi công cộng như bảo tàng, bãi đỗ xe… nhằm phát hiện ra sự di chuyển của một vật.

Trong công nghiệp hai đầu của cảm biến được gắn hai phía đối diện nhau của băng tải nhằm phát hiện sự di chuyển của vật trên băng tải.

Khoảng cách tối đa mà cảm biến loại này có thể nhận ra được vật cản là khoảng 100m.

2. Diffuse Reflective

Cảm biến Diffuse Reflective là loại cảm biến tiệm cận có phần phát và phần thu được đặt trên cùng một khối. Ánh sáng từ phần phát phát ra đập vào vật và phản xạ lại ánh sáng kiểu khuếch tán. Nếu phần thu nhận đủ lượng ánh sáng phản xạ cần thiết, trạng thái ngõ ra sẽ tác động. Nếu không có vật cản thì không có ánh sáng phản xạ lại, phần thu không nhận đủ lượng ánh sáng phản xạ cần thiết, trạng thái ngõ ra sẽ không tác động.



Cảm biến loại này tiện lợi hơn loại cảm biến Thru – beam bởi vì phần phát và phần thu được đặt chung cùng một vỏ nên đấu dây đơn giản. Tuy nhiên loại cảm biến này không nhận ra những vật cản có bề mặt mờ đục hay vật cản có bề mặt phản xạ ánh sáng kém.

Khoảng cách tối đa mà cảm biến loại này có thể nhận ra được vật cản là khoảng 1m.

3. Retro – reflective

Cảm biến Retro – reflective có phần phát và phần thu được đặt chung cùng một vỏ giống cảm biến loại diffuse reflective nhưng nguyên lý hoạt động giống loại Thru – Beam. Ánh sáng từ phần phát sẽ được chiếu thẳng đến một gương phản xạ và ánh sáng phản xạ về phần thu. Khi có một vật che đường ánh sáng thì ngõ ra của cảm biến sẽ tác động, ngược lại nếu không có vật che đường ánh sáng thì ngõ ra cảm biến sẽ không tác động.




Cảm biến loại này có thể nhận biết được các loại vật cản, tuy nhiên khi sử dụng cảm biến loại này chúng ta cần sử dụng gương phản xạ đồng bộ với cảm biến do nhà sản xuất cung cấp để phát huy hiệu quả của cảm biến.

Khoảng cách tối đa mà cảm biến loại này có thể nhận ra được vật cản là khoảng 10m.





Một số ứng dụng thực tế




Cảm biến

Ưu điểm và Nhược điểm

Công tắc hành trình
Khả năng chịu dòng cao
Giá thành hạ
Cần phải có sự tác động vật đối công tắc hành trình
Thời gian đáp ứng chậm

Cảm biến quang
Có thể nhận biết được tất cả các loại vật liệu
Có khả năng nhận biết được vật ở xa
Tuổi thọ cao
Thời gian đáp ứng nhanh
Bề mặt của cảm biến nếu bị bẩn sẽ không hoạt động tốt
Khoảng cách nhận biết được vật của cảm biến phụ thuộc vào màu sắc và hệ số phản xạ của vật

Cảm biến tiệm cận cảm ứng từ
Sử dụng được trong môi trường khắc nghiệt
Nhận biết được vật bằng kim loại
Tuổi thọ cao
Dễ dàng lắp đặt
Giới hạn về khoảng cách nhận biết vật

Cảm biến tiệm cận điện dung
Nhận biết được chất lỏng nằm trong chai.
Có thể nhận biết được vật không phải là kim loại
Giới hạn về khoảng cách nhận biết vật
Nhạy cảm với môi trường thay đổi

Cảm biến siêu âm
Nhận biết được tất cả các loại vật liệu
Nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ môi trường
Không nhận biết được vật trong môi trường chân không

 Cách đấu dây cảm biến

1. Ngõ ra là transiotor

a. Ngõ ra là loại transistor PNP



b. Ngõ ra là loại transistor NPN



2. Ngõ ra là dạng 2 tiếp điểm

a. Loại 2 đầu dây



b. Loại 3 đầu dây



c. Loại 4 đầu dây





Lưu ý: Hiện nay trên thị trường, cảm biến được sản xuất bởi nhiều công ty ở nhiều quốc gia khác nhau do đó chúng rất đa dạng về hình dáng, chủng loại vì vậy khi ta sử dụng một cảm biến cụ thể chúng ta cần tìm hiểu kỹ cách đấu dây và khả năng ứng dụng của cảm biến đó để sử dụng chúng một cách an toàn và hiệu quả.

Cảm biến tiệm cận ngõ ra là transistor thường có hai loại npn và pnp. Cảm biến loại npn còn gọi là cảm biến có ngõ ra kích âm, còn cảm biến loại npn còn gọi là ngõ ra kích dương. Việc xác định ngõ ra kích dương kích âm kích dương rất quan trọng trong việc đấu dây.

Thông thường ba đầu dây của cảm biến tiêm cận có quy luật màu như sau: đỏ + đen – ; trắng ngõ ra dây tín hiệu hoặc nâu +, xanh sẫm – đen ngõ ra dây tín hiệu.

Nguồn tổng hợp