Thursday, October 31, 2019

Tổng hợp môn học chuyên ngành Tự động hóa công nghiệp.

Tổng hợp các môn học chuyên ngành tự động hóa công nghiệp

Khối kiến thức chuyên ngành Tự Động Hóa:

  • Toán học cao cấp
  • Vật lý Điện học
  • Lý thuyết Trường điện từ
  • Lý thuyết mạch
  • Kỹ thuật mạch
  • Máy điện
  • Khí cụ điện
  • Truyền động điện
  • Điện tử công suất
  • Cung cấp điện
  • Lý thuyết điều khiển tự động
  • Kỹ thuật đo lường-cảm biến
  • Trang bị điện công nghiệp
  • Điều khiển kinh điển: PI,PD, PID
  • Điều khiển hiện đại: điều khiển thích nghi, bền vững
  • Điều khiển thông minh: điều khiển mờ, mạng noron thần kinh,..
  • Điều khiển hệ lai: kết hợp các thuật toán điều khiển trên
  • Mạng truyền thông công nghiệp
  • Hệ SCADA
  • Hệ DCS
  • Xử lý tín hiệu số
  • Kỹ thuật xung số
  • Điều khiển robot
  • Điều khiển truyền động điện
  • Mô hình hóa & mô phỏng hệ thống điều khiển
  • Điều khiển tự động trong truyền động điện
  • Vi xử lý
  • Vi điều khiển
  • Điều khiển logic: PLC
  • Điều khiển ghép nối thiết bị ngoại vi
  • Hệ thống thông tin đo lường
……….

Ngôn ngữ lập trình:

Yêu cầu các kỷ sư Điện Tự Động Hóa tư duy lập trình điều khiển sử dụng các thuật toán, các bộ vi xử lý, vi điều khiển và máy tính với các ngôn ngữ: Mã máy, Hợp ngữ, Ladder, STL, C++, Visual Basic, Delphi,..

Tổng quan về PLC Siemens và các ứng dụng trong công nghiệp

Tổng quan về PLC  Siemens và các ứng dụng trong công nghiệp

PLC Siemens là bộ điều khiển chính cho giải pháp tích hợp hệ thống trong các nhà máy sản xuất và công nghiệp gia công. PLC (Programmable Logic Controller hay Programmable Controller) là bộ điều khiển logic có thể lập trình được và được thiết kế theo dạng module để kết nối với các phần mở rộng: role, công tắc tơ, biến tần...
Cấu tạo của PLC :

Một bộ nhớ chương trình RAM bên trong ( có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ ngoài EPROM ).

Một bộ vi xử lý có cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC .

Các Modul vào /ra.

Bên cạnh đó, một bộ PLC hoàn chỉnh còn đi kèm thêm một đơn vị lập trình bằng tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ RAM để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung . Nếu đơn vị lập trình là đơn vị xách tay , RAM thường là loại CMOS có pin dự phòng, chỉ khi nào chương trình đã được kiểm tra và sẳn sàng sử dụng thì nó mới truyền sang bộ nhớ PLC . Đối với các PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hổ trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra chương trình. Các đơn vị lập trình nối với PLC qua cổng RS232, RS422, RS458,

PLC S7-200 SỬ DỤNG CHO CÁC ỨNG DỤNG VỪA VÀ NHỎ…

S7-200 là thiết bị điều khiển logic lập trình loại nhỏ của hãng Siemens, có cấu trúc theo kiểu module và có các module mở rộng. Các module này đươc sử dụng cho nhiều ứng dụng lập trình khác nhau.

– S7-200 thuộc nhóm PLC loại nhỏ, quản lý một số lượng đầu vào/ra tương đối ít.

– Có từ 6 đầu vào/ 4 đầu ra số (CPU221) đến 24 đầu vào/ 16 đầu ra số (CPU226). Có thể mở rộng các đầu vào/ra số bằng các module mở rộng

– Kiểu đầu vào IEC 1131-2 hoặc SIMATIC. Đầu vào sử dụng mức điện áp 24VDC, thích hợp với các cảm biến

– Có 2 kiểu ngõ ra là Relay và Transitor cấp dòng

– Tích hợp sẵn cổng Profibus hay sử dụng một module mở rộng, cho phép tham gia vào mạng Profibus như một Slave thông minh.

– Có cổng truyền thông nối tiếp RS485 vơi đầu nối 9 chân. Tốc độ truyền cho máy lập trình kiểu PPI là 9600 bauds, theo kiểu tự do là 300 – 38.400 bauds.

– Tập lệnh có đủ lệnh bit logic, so sánh, bộ đếm, dịch/quay thanh ghi, timer cho phép lập trình điều khiển Logic dễ dàng.
– Ngôn ngữ lập trình: LAD, STL, FBD.

Ứng dụng PLC S7-200:

Dùng cho các ứng dụng điều khiển logic, điều khiển tuần tự, liên động…trong công nghiệp và các ứng dụng vừa và nhỏ.
CPU S7-200 kết hợp bộ vi xử lý, bộ nguồn, mạch đầu vào và mạch đầu ra trong một thiết kế nhỏ gọn.
Các thành phần trên CPU S7-200
S7-200 có các dòng CPU 221, CPU 222, CPU 224, CPU 226… Bảng dưới trình bày một số đặc tính của một số CPU
Các module mở rộng PLC S7-200
PLC S7-200 có thể mở rộng ngõ vào/ra bằng cách ghép nối thêm các module mở rộng về phía bên phải của CPU. Bảng dưới trình bày các module có thể mở rộng của PLC S7-200. Với các CPU khác nhau các thành phần mở rộng được sẽ khác nhau.
Giao tiếp PLC S7-200
PLC S7-200 giao tiếp với PC qua cổng RS-232 cần có cáp nối PC/PPI với bộ chuyển đổi từ RS232 sang RS485.
Giữa các PLC S7-200 kết nối với nhau theo giao thức Modbus.
PLC Siemens S7-300


– Hệ thống mô đun PLC nhỏ cho dải đặc tính làm việc nhỏ đến trung bình

– Với phạm vi mô đun có thể mở rộng nên thích nghi tối đa các nhiệm vụ tự động hóa

– Sử dụng linh hoạt thông qua việc thực hiện đơn giản cấu trúc phân tán và Mạng lưới đa năng

– Vận hành thân thiện người dùng và thiết kế không phức tạp

– Có thể mở rộng bài toán khi nhiệm vụ điều khiển tăng lên

1. CÁC BỘ ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM CPUs PLC Siemens S7-300:

CPU 312

– Nhiều cấp đầu vào trong tất cả các tác vụ của tự động hóa

– Phù hợp với các ứng dụng nhỏ với các yêu cầu hiệu suất xử lý trung bình

CPU 314

– Phù hợp các nhà máy với yêu cầu phạm vi chương trình trung bình

– Khả năng xử lý cao bài toán nhị phân và dấu chấm động

CPU 315-2DP
– CPU có bộ nhớ chương trình trung bình đến lớn và số lượng kết cấu sử dụng tùy chọn trong công cụ kỹ thuật SIMATIC

– Khả năng xử lý cao bài toán nhị phân và dấu chấm động

– Được sử dụng như bộ điều khiển trung tâm trong dây chuyền sản xuất

– Kết nối mạng truyền thông PROFIBUS DP Master/Slave

– Có khả năng mở rộng vào/ra thông minh

– Cấu hình cấu trúc phân tán vào/ra

– Chế độ Isochronous trong PROFIBUS

CPU 315-2PN/DP

– CPU có bộ nhớ chương trình trung bình đến lớn và số lượng kết cấu sử dụng tùy chọn trong công cụ kỹ thuật SIMATIC

– Khả năng xử lý cao bài toán nhị phân và dấu chấm động

– Được sử dụng như bộ điều khiển trung tâm trong dây chuyền sản xuất

– Có 2 cổng truyền thông PROFINET

– Bộ điều khiển PROFINET IO để điều khiển cấu trúc vào ra phân tán trên PROFINET

– Thiết bị PROFINET I kết nối với CPU như thiết bị tích hợp PROFINET dư ới một SIMATIC hoặc bộ điều khiển PROFINET IO thuộc bên thứ 3

– Bộ phận tự động hóa cơ bản trên PROFINET

– PROFINET Proxy là thiết bị thông minh thuộc PFOFIBUS trong thành phần cơ bản của tự động hóa

– Tích hợp web sever với các tùy chọn tạo ra các trang web do người dùng xác định

– Hỗn hợp giao diện truyền thông MPI và PRIFIBUS DP

CPU317-2DP

– CPU có bộ nhớ chương trình trung bình đến lớn và số lượng kết cấu sử dụng tùy chọn trong công cụ kỹ thuật SIMATIC

– Phù hợp với nhiệm vụ tự động hóa các ngành công nghiệp như các máy nối tiếp, máy đặc biêt, xây dựng nhà máy

– Khả năng xử lý cao bài toán nhị phân và dấu chấm động

– Được sử dụng như bộ điều khiển trung tâm trong dây chuyền sản xuất

– Có 2 cổng truyền thông PROFINET

– Có khả năng mở rộng vào/ra thông minh

– Cấu hình cấu trúc phân tán vào/ra

– Chế độ Isochronous trong PROFIBUS

CPU 317-2PN/DP

– CPU có bộ nhớ chương trình trung bình đến lớn và số lượng kết cấu sử dụng tùy chọn trong công cụ kỹ thuật SIMATIC

– Phù hợp với nhiệm vụ tự động hóa các ngành công nghiệp như các máy nối tiếp, máy đặc biêt, xây dựng nhà máy

– Khả năng xử lý cao bài toán nhị phân và dấu chấm động

– Có 2 cổng truyền thông PROFINET

– Bộ điều khiển PROFINET IO để điều khiển cấu trúc vào ra phân tán trên PROFINET

– Thiết bị PROFINET I kết nối với CPU như thiết bị tích hợp PROFINET dư ới một SIMATIC hoặc bộ điều khiển PROFINET IO thuộc bên thứ 3

– Bộ phận tự động hóa cơ bản trên PROFINET

– PROFINET Proxy là thiết bị thông minh thuộc PFOFIBUS trong thành phần cơ bản của tự động hóa

– Tích hợp web sever với các tùy chọn tạo ra các trang web do người dùng xác định

– Hỗn hợp giao diện truyền thông MPI và PRIFIBUS DP

– Chế độ Isochronous trong PROFIBUS

CPU 319-3PN/DP

– Tốc độ xử lí câu lệnh của CPU cao, bộ nhớ chương trình rộng, số lượng khung dữ liệu phù hợp với các yêu cầu ứng dụng

– Phù hợp với nhiệm vụ tự động hóa các ngành công nghiệp như các máy nối tiếp, máy đặc biêt, xây dựng nhà máy

– Được sử dụng như bộ điều khiển trung tâm trong dây chuyền sản xuất

– Bộ điều khiển PROFINET IO để điều khiển cấu trúc vào ra phân tán trên PROFINET

– Thiết bị PROFINET I kết nối với CPU như thiết bị tích hợp PROFINET dư ới một SIMATIC hoặc bộ điều khiển bất siemens FROFINET I/O

– Có 2 cổng truyền thông PROFINET

– Chế độ Isochronous trong PROFIBUS

– PROFINET Proxy là thiết bị thông minh thuộc PFOFIBUS trong thành phần cơ bản của tự động hóa

– Tích hợp web sever với các tùy chọn tạo ra các trang web do người dùng xác định

– Tích hợp vào ra phân tán trong bộ phận tự động hóa cơ bản trên PROFIBUS

– Hỗ trợ tùy chọn việc sử dụng các công cụ kỹ thuật SIMATIC

CPU 312C

– Khối CPU tích hợp vào/ra số

– Phù hợp các ứng dụng nhỏ với các yêu cầu tốc độ xử lý cao

– Chức năng công nghệ

CPU313C

– Khối CPU tích hợp vào/ra số

– Phù hợp với nhà máy có yêu cầu tốc độ xử lí cao và thời gian đáp ứng nhanh

– Chức năng công nghệ

CPU313C-2PtP

– Khối CPU tích hợp vào/ra số cũng như giao diện nối tiếp thứ hai

– Phù hợp với nhà máy có yêu cầu tốc độ xử lí cao và thời gian đáp ứng nhanh

– Chức năng công nghệ

CPU 313C-2DP

– Khối CPU tích hợp vào/ra số và giao diện truyền thông PROFIBUS DP master/slave

– Phù hợp với nhà máy có yêu cầu tốc độ xử lí cao và thời gian đáp ứng nhanh

– Phù hợp vói nhiệm vụ có chức năng đặc biệt

– Kết nối vào ra phân tán

– Chức năng công nghệ
CPU 314C-2PtP

– Khối CPU tích hợp vào/ra số cũng như giao diện nối tiếp thứ hai

– Phù hợp với nhà máy có yêu cầu tốc độ xử lí cao và thời gian đáp ứng nhanh

– Chức năng công nghệ

CPU 314C-2DP

– Khối CPU tích hợp vào/ra số và giao diện truyền thông PROFIBUS DP master/slave

– Phù hợp với nhà máy có yêu cầu tốc độ xử lí cao và thời gian đáp ứng nhanh

– Kết nối vào ra phân tán
CPU 314C-2PN/DP

– Khối CPU tích hợp vào/ra số, vào ra tương tự và chức năng công nghệ

– Tốc độ xử lý cao bài toán nhị phân và dấu chấm động

– Kết nối vào ra phân tán thông qua PROFIBUS và PROFINET

– Có 2 cổng truyền thông PROFINET

– Bộ điều khiển PROFINET IO để điều khiển cấu trúc vào ra phân tán trên PROFINET

– Thiết bị PROFINET I kết nối với CPU như thiết bị tích hợp PROFINET dư ới một SIMATIC hoặc bộ điều khiển PROFINET IO thuộc bên thứ 3

– Bộ phận tự động hóa cơ bản trên PROFINET

– PROFINET Proxy là thiết bị thông minh thuộc PFOFIBUS trong thành phần cơ bản của tự động hóa

– Tích hợp web sever với các tùy chọn tạo ra các trang web do người dùng xác định

– Chế độ Isochronous trong PROFIBUS

2. MÔ ĐUN VÀO RA PLC Siemens S7-300

Mô đun vào ra Số

– Để thích ứng linh hoạt của bộ điều khiển với các nhiệm vụ tương ứng

– Kết nối cảm biến số và cơ cấu chấp hành số
Mô đun vào ra Tương tự

– Để giải quyết các nhiệm vụ phức tạp với tín hiều quá trình tương tự

– Để kết nối với cơ cấu chấp hành tương tự và các bộ cảm biến tương tự mà không cần khuếch thêm
Các mô đun đặc biệt
Mô đun Truyền thông

– Để thay đổi dữ liệu thông qua kết nối điểm-điểm và hệ thống bus

– Xử lí truyền thông thông qua kết nối điểm-điểm

– Xử lí truyền thông thông qua kết nối tới giao diện AS-I

– Xử lí truyền thông thông qua kết nối tới PROFIBUS DP

– Xử lí truyền thông thông qua kết nối tới PROFIBUS FMS

– Xử lí truyền thông thông qua kết nối tới mạng ethernet công nghiệp

Mô đun công nghệ

– Mô đun công nghệ có khả năng giảm nhẹ công việc cho CPU trong nhiệm vụ chuyên sâu như đếm, định vị, kiểm soát…

3. NGUỒN CUNG CẤP PLC Siemens S7-300

Nguồn 1 pha, 24VDC cho S7-300

4. PHỤ KIỆN PLC Siemens S7-300: Rail

PLC Siemens S7-400




PLC Siemens S7 – 400 được thiết kế cho các giải pháp tích hợp hệ thống trong các nhà máy sản xuất và tự động hoá quá trình.

Dải sản phẩm bao gồm 9 loại tiêu chuẩn cho CPU, 2 cho dự phòng, 2 cho làm việc liên tục.

1. CÁC BỘ ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM CPUs PLC Siemens S7-400
CPU 412

– Các phương pháp khởi động với chi phí thấp dành cho các thiết bị có hiệu suất trung bình

– Có thể được sử dụng trong các hệ thống vừa và nhỏ với các yêu cầu hiệu suất trung bình
CPU 414

– CPU đòi hỏi cao trong phạm vi hiệu suất mức trung bình

– Thích hợp cho các nhà máy có nhu cầu bổ sung phạm vilập trình và tốc dộ xử lí

– tích hợp chức năng PROFINET trong CPU 414-3 PN/DP
CPU 416

– CPU có công suất cao nên phạm vi công suất đầu ra cao

– Thích hợp cho các nhà máy yêu cầu cao về công suất đầu ra lớn

– PROFINET chức năng tích hợp trong CPU 416-3 PN/DP
CPU 417

– CPU của SIMATIC S7-400 có công suất lớn nhất

– Có thể được sử dụng trong các cài đặt phức tạp nhất trong phạm vi hoạt động trên

– Với hai khe cắm cho module IF

CPU 412H

– CPU choSIMATIC S7-400H và S7-400F/FH

– Có thể được sử dụng trong các hệ thống S7-400H tính sẵn sàng cao

– Có thể sử dụng với F thời gian chạy cho phép bằng F-CPU có thể chạy trong các hệ thống an toàn liên quan đến S7-400F / FH

– Với tích hợp PROFIBUS DP Master và hỗn hợp giao diện MPI/PROFIBUS DP master

– Với tích hợp giao diện PROFINET (2- cổng)

– Có 2 khe cắm cho module đồng bộ

CPU 414H

– CPU choSIMATIC S7-400H và S7-400F/FH

– Có thể được sử dụng trong các hệ thống S7-400H tính sẵn sàng cao

– Có thể sử dụng với F thời gian chạy cho phép bằng F-CPU có thể chạy trong các hệ thống an toàn liên quan đến S7-400F / FH

– Với tích hợp PROFIBUS DP Master và hỗn hợp giao diện MPI/PROFIBUS DP master

– Với tích hợp giao diện PROFINET (2- cổng)

– Có 2 khe cắm cho module đồng bộ

CPU 416H

– CPU choSIMATIC S7-400H và S7-400F/FH

– Có thể được sử dụng trong các hệ thống S7-400H tính sẵn sàng cao

– Có thể sử dụng với F thời gian chạy cho phép bằng F-CPU có thể chạy trong các hệ thống an toàn liên quan đến S7-400F / FH

– Với tích hợp PROFIBUS DP Master và hỗn hợp giao diện MPI/PROFIBUS DP master

– Với tích hợp giao diện PROFINET (2- cổng)

– Có 2 khe cắm cho module đồng bộ

CPU 417H

– CPU choSIMATIC S7-400H và S7-400F/FH

– Có thể được sử dụng trong các hệ thống S7-400H tính sẵn sàng cao

– Có thể sử dụng với F thời gian chạy cho phép bằng F-CPU có thể chạy trong các hệ thống an toàn liên quan đến S7-400F / FH

– Với tích hợp PROFIBUS DP Master và hỗn hợp giao diện MPI/PROFIBUS DP master

– Với tích hợp giao diện PROFINET (2- cổng)

– Có 2 khe cắm cho module đồng bộ

2. MÔ ĐUN VÀO RA PLC Siemens S7-400

Mô đun vào ra số

– Để thích ứng linh hoạt của bộ điều khiển với các nhiệm vụ tương ứng

– Kết nối cảm biến số và cơ cấu chấp hành số

Mô đun vào ra Tương tự

– Để giải quyết các nhiệm vụ phức tạp với tín hiều quá trình tương tự

– Để kết nối với cơ cấu chấp hành tương tự và các bộ cảm biến tương tự mà không cần khuếch thêm
Các mô đun đặc biệt PLC Siemens S7-400
Mô đun Truyền thông

– Các giải pháp hiệu quả về chi phí được cung cấp bởi các MPI tích hợp trong CPU

– Các giải pháp hiệu suất cao được cung cấp bởi các module truyền thông kết nối point-to-point và kết nối tới PROFIBUS và Ethernet công nghiệp
Mô đun công nghệ

– Mô đun công nghệ có khả năng giảm nhẹ công việc cho CPU trong nhiệm vụ chuyên sâu như đếm, định vị, điều khiển vòng kín

3. NGUỒN CUNG CẤP PLC Siemens S7-400


Nguồn PS405/407 cho S7-400

4. PHỤ KIỆN PLC Siemens S7-400: Rail



PLC Siemens S7-1200

– Bộ điều khiển gọn nhẹ có dải hiệu suất từ thấp đến trung bình

– Tích hợp quy mô lớn, tiết kiệm không gian, mạnh mẽ

– Với đường đặc tính thời gian thực đặc biệt và tùy chọn truyền thông lớn

– Bộ điều khiển với tích hợp giao diện điều khiển PROFINET IO để truyền thông giữa bộ điều khiển SMATIC, HMI, thiết bị lập trình, hoặc các thành phần tự động khác

– Các CPU có thể sử dụng chế độ độc lập trong mạng hoặc trong các cấu trúc được phân phối

– Rất đơn giản trong việc lắp đặt, lập trình và vận hành

– Tích hợp Web sever với tiêu chuẩn, đặc thù người dùng trang web

– Chức năng ghi dữ liệu để lưu trữ dữ liệu trong thời gian chạy từ khi sử dụng chương trình

– Công suất lớn, các chức năng tích hợp công nghệ như đếm, đo lường, điều khiển vòng kín, điều khiển chuyển động

– Tích hợp đầu ra/ đầu vào số và tương tự

– Các phương tiện mở rộng linh hoạt:

+ Các bo mạch tín hiệu được sử dụng trực tiếp trong bộ điều khiển

+

Có thể mở rộng bộ điều khiển bằng các modun tín hiệu vào/ra

+ Phụ kiện, ví dụ: Bộ cấp nguồn, mô đun chuyển đổi hoặc thẻ nhớ SIMATIC

1. CÁC BỘ ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM CPUs PLC Siemens S7-1200:

CPU 1211C

Bộ điều khiển thuộc họ sản phẩm S7 có thể mở rộng bởi:

– 1 bo mạch tín hiệu (SB) và 1 bo mạch truyền thông (CB)

– Có thể có lớn nhất 3 modun truyền thông (CM)
CPU 1212C

Bộ điều khiển mở rộng từ S7 với phương án mở rộng cơ bản:

– 1 bo mạch tín hiệu (SB) và 1 bo mạch truyền thông (CB)

– 2 mô đun tín hiệu (SM)

– Có thể có lớn nhất 3 modun truyền thông (CM)
CPU 1214C

Bộ điều khiển mở rộng từ S7 với phương án mở rộng linh hoạt:

– 1 bo mạch tín hiệu (SB) và 1 bo mạch truyền thông (CB)

– 8 mô đun tín hiệu (SM)

– Có thể có lớn nhất 3 modun truyền thông (CM)
CPU 1215C

Bộ điều khiển công suất lớn với phương án kết nối mạng cải tiến

– 1 bo mạch tín hiệu (SB) và 1 bo mạch truyền thông (CB)

– 8 mô đun tín hiệu (SM)

– Có thể có lớn nhất 3 modun truyền thông (CM)
CPU 1217C

Bộ điều khiển công suất lớn, xử lý tín hiệu cực nhanh

– 1 bo mạch tín hiệu (SB) và 1 bo mạch truyền thông (CB)

– 8 mô đun tín hiệu (SM)

– Có thể có lớn nhất 3 modun truyền thông (CM)

2. MÔ ĐUN VÀO RA PLC Siemens S7-1200

Mô đun vào ra Số

– Modun vào/ ra số là bổ sung tích hợp vào/ra cho CPU SIMATIC S7-1200

– Các mô đun tín hiệu là các mô đun tách rời; có thể sử dụng với tất cả CPU SIMATIC s7-1200 trừ CPU 1211C

– Bo mạch tín hiệu là mô đun cắm vào CPU, để sử dụng khi không gian bị hạn chế; có thể sử dụng với tất cả CPU SIMATIC s7-1200

– Để Thích ứng linh hoạt với bộ điều khiển khiển để thực hiện nhiệm vụ liên quan

– Để Mở rộng thêm đầu ra/ đầu vào cho hệ thống

Mô đun vào ra Tương tự

– Đầu vào đầu ra tương tự cho SIMATIC S7-1200

– Các Mô đun tín hiệu là các mô đun riêng biệt; có thể sử dụng với tất cả CPU SIMATIC s7-1200 trừ CPU 1211C

– Bo mạch tín hiệu là mô đun cắm vào CPU, để sử dụng khi không gian bị hạn chế; có thể sử dụng với tất cả CPU SIMATIC s7-1200

– Với thời gian chuyển đổi rất ngắn

– Để kết nối cơ cấu chấp hành tương tương tự và các bộ cảm biến tương tự không cần thêm khuếch đại

– Để giải quyết các nhiệm vụ phức tạp của tự động hóa
Mô đun đặc biệt PLC Siemens S7-1200

Mô đun truyền thông

– Mô đun truyền thông để

+) trao đổi dữ liệu nối tiếp thông kết nối điểm-điểm ; với 2 kiểu truyền vật lí RS232 và R485

+) Kết nối với PROFIBUS

+) Kết nối với các mạng GSM / GPRS mạng điện thoại di động

– Các modun truyền thông là các mô dun riêng biệt; có thể sử dụng với tất cả CPU SIMATIC
S7-1200

– Bo mạch tín hiệu là mô đun cắm vào CPU, để sử dụng khi không gian bị hạn chế; có thể sử dụng với tất cả CPU SIMATIC s7-1200
Mô đun fail-safe

– fail-safe vào/ra số (DI và DQ) tương ứng trong kích thước của nó và mô đun chuẩn

– Chức năng an toàn chứng nhận theo tiêu chuẩn IEC 61508

– Được thiết kế để sử dụng an toàn liên quan đến SIL 3 tiêu chuẩn IEC 62601 và PL e theo tiêu chuẩn ISO 13849

– Phân bố của F-adresses từ hệ thống tự động trong quá trình vận hành bằng phương pháp xác định duy nhất là các khe cắm trên bảng bus trung tâm trên mô đun không sử dụng thiết bị chuyển mạch DIP trên các mô đun để thiết lập

– Đường tuyền tự động F-adress trên thay thế các mô đun và không phân bố lại

3. NGUỒN CUNG CẤP PLC Siemens S7-1200:

– Đầu vào 120/230 VAC

– Đầu ra 24 VDC

4. MÀN HÌNH ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT PLC Siemens S7-1200:

Màn hình cơ bản thế hệ 1

– Thiết bị lý tưởng từ 3” đến 15” để điều hành giám sát các hệ thống tự động

– Dễ dàng biểu diễn nhờ sử dụng màn hình đồ họa Pixel-Graphic

– Hoạt động bằng cách sử dụng cảm ứng và các phím chức năng

– Được trang bị với các chức năng cơ bản cần thiết như báo động, vẽ đồ thị, đồ họa vector, chuyển đổi ngôn ngữ

– Kết nối đơn giản với bộ điều khiển thông qua giao diện ethernet hoặc RS 232/485

– Vận hành nhanh hơn nhờ tích hợp chuẩn đoán người dùng và thiết lập IP cho SIMATIC S7-1200
Màn hình cơ bản thế hệ 2

– SIMATIC HMI Basic Panels, 2nd generation là thiết bị phát triển đầy đủ chức năng, là loại thiết bị ứng dụng HMI đơn giản

– Thiết bị có độ rộng màn hình 4”, 7”, 9” và 12” , hoạt động bằng tổ hợp phím và cảm ứng

– Độ phân giải cao, màn hình hiển thị rộng với 64.000 màu, thích hợp với lắp đặt thẳng đứng. Giao diện người dùng sáng tạo với khả năng sử dụng cải tiến mở ra phạm vi lựa chọn đa dạng nhờ chức năng điều khiển mới và đồ họa. Giao diện USB cho phép kết nối bàn phím, chuột, hay máy quét vạch và hỗ trỡ lưu trữ dữ liệu đơn giản trên USB

– Tích hợp gao diện Ethernet hoặc RS 232/485 cho phép kết nối đơn giản đến bộ điều khiển


PLC Siemens S7 1500 

CÁC BỘ ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM CPUs PLC Siemens S7 1500

CPU 1511-1 PN

+ CPU cấp thấp trong dòng sản phẩm bộ điều khiển S7-1500.

+ Thích hợp cho các ứng dụng có phạm vi chương trình và tốc độ xử lý ở mức trung bình.

+ Có 2 cổng kết nối truyền thông PROFINET.

+ Tích hợp chức năng Motion Control để điều khiển tốc độ, vị trí, hỗ trợ cho encoder.

+ Tích hợp Web Server với các tùy chọn để tạo ra các trang web do người dùng định nghĩa.
CPU 1513-1 PN

+ CPU sử dụng cho các ứng dụng với yêu cầu ở mức độ trung bình về phạm vi chương trình.

+ Tốc độ tính toán của CPU từ mức trung bình đến cao.

+ Có 2 cổng kết nối truyền thông PROFINET.

+ Tích hợp chức năng Motion Control để điều khiển tốc độ, vị trí, hỗ trợ cho encoder.

+ Tích hợp Web Server với các tùy chọn để tạo ra các trang web do người dùng định nghĩa.
CPU 1515-2 PN

+ CPU sử dụng cho các ứng dụng với yêu cầu ở mức trung bình về phạm vi chương trình.

+ Tốc độ tính toán của CPU từ mức trung bình đến cao.

+ Có 2 cổng kết nối truyền thông PROFINET.

+ Thêm giao diện PROFINET với địa chỉ IP riêng biệt.

+ Tích hợp chức năng Motion Control để điều khiển tốc độ, vị trí, hỗ trợ cho encoder.

+ Tích hợp Web Server với các tùy chọn để tạo ra các trang web do người dùng định nghĩa.
CPU 1516-3 PN/DP

+ CPU với một chương trình và bộ nhớ dữ liệu lớn trong dòng sản phẩm bộ điều khiển S7-1500. Được sử dụng cho các ứng dụng với yêu cầu cao về phạm vi chương trình và kết nối mạng.

+ CPU có tốc độ tính toán xử lí cao.

+ Có 2 cổng kết nối truyền thông PROFINET.

+ Thêm giao diện PROFINET với địa chỉ IP riêng biệt.

+ Có giao diện PROFIBUS DP

+ Tích hợp chức năng Motion Control để điều khiển tốc độ, vị trí, hỗ trợ cho encoder.

+ Tích hợp Web Server với các tùy chọn để tạo ra các trang web do người dùng định nghĩa.
CPU 1517-3 PN/DP

+ CPU với một chương trình và bộ nhớ dữ liệu lớn trong dòng sản phẩm bộ điều khiển S7-1500. Được sử dụng cho các ứng dụng với yêu cầu cao về phạm vi chương trình và kết nối mạng.

+ CPU có tốc độ tính toán xử lí cao.

+ Dùng cho nhiệm vụ tự động hóa công nghiệp trong nhiều loại máy móc.

+ Có 2 cổng kết nối truyền thông PROFINET.

+ Thêm giao diện PROFINET với địa chỉ IP riêng biệt.

+ Có giao diện PROFIBUS DP

+ Tích hợp chức năng Motion Control để điều khiển tốc độ, vị trí, hỗ trợ cho encoder.

+ Tích hợp Web Server với các tùy chọn để tạo ra các trang web do người dùng định nghĩa.
CPU 1518-4 PN/DP

+ CPU với một chương trình và bộ nhớ dữ liệu lớn trong dòng sản phẩm bộ điều khiển S7-1500. Được sử dụng cho các ứng dụng với yêu cầu cao về phạm vi chương trình, hiệu năng và kết nối mạng.

+ CPU có tốc độ tính toán xử lí cao.

+ Dùng cho nhiệm vụ tự động hóa công nghiệp trong nhiều loại máy móc.

+ Có 2 cổng kết nối truyền thông PROFINET.

+ Thêm 2 giao diện PROFINET với địa chỉ IP riêng biệt.

+ Có giao diện PROFIBUS DP

+ Tích hợp chức năng Motion Control để điều khiển tốc độ, vị trí, hỗ trợ cho encoder.

+ Tích hợp Web Server với các tùy chọn để tạo ra các trang web do người dùng định nghĩa.
MÔ ĐUN VÀO RA PLC Siemens S7 1500

Mô đun vào ra Số

+ Bao gồm: các đầu vào/ra số dành cho SIMATIC S7-1500 và ET 200MP.

+ Phục vụ cho sự thích ứng linh hoạt của các bộ điều khiển trong các nhiệm vụ tương ứng.

+ Thêm các đầu vào/ra để mở rộng hệ thống.
Mô đun vào ra Tương tự

+ Bao gồm: đầu vào/ra tương tự dành cho SIMATIC S7-1500 và ET 200MP.

+ Thời gian chuyển đổi tín hiệu ngắn.

+ Sử dụng để kết nối với thiết bị truyền động tương tự và các bộ cảm biến mà không cần khuếch đại thêm.

+ Có khả năng giải quyết các nhiệm vụ tự động hóa phức tạp.

Các Mô đun đặc biệt PLC Siemens S7 1500

Mô đun Truyền thông

+ Mô đun truyền thông cho trao đổi dữ liệu bằng cách sử dụng kết nối point-to-point.


+ Module truyền thông để kết nối với PROFIBUS.

+ Module truyền thông để kết nối với Industrial Ethernet.

Mô đun công nghệ 

+ Mô đun công nghệ dành cho SIMATIC S7-1500 và ET 200MP.

+ Mô đun với các đầu vào và đầu ra với thời gian được kiểm soát cho các chức năng chuyển mạch chính xác với thời gian đáp ứng của một vài us.

+ Mô đun cho phép đếm tốc độ cao và phát hiện vị trí với các cảm biến vị trí khác nhau.

+ Với đầu vào và đầu ra tích hợp cho nhiệm vụ ở cấp độ quá trình và thời gian đáp ứng ngắn.

3. NGUỒN CUNG CẤP PLC Siemens S7 1500

Nguồn 1 pha, 24VDC cho S7-1500
+ Thiết kế và chức năng của SIMATIC PM 1507 với nhiều lựa chọn của điện áp đầu vào là một sự lựa chọn tối ưu phù hợp với SIMATIC S7-1500 PLC. Nó cung cấp nguồn cho các thành phần của hệ thống S7-1500 như CPU, hệ thống cung cấp nguồn (PS), các mô đun vào ra số, nếu cần thiết nó cung cấp nguồn cho các cảm biến, cơ cấu chấp hành với 24VDC.
PHỤ KIỆN PLC Siemens S7 1500
Rail. Thanh ray nhôm để gắn bộ điều khiển SIMATIC S7 1500, các Mô đun hoặc ET 200MP

 Tài liệu lập trình PLC LOGO





Theo codientudong.com

Tuesday, October 29, 2019

PLC Siemens và hệ thống tự động hóa công nghiệp hiện đại

Những sản phẩm thương hiệu Đức thường nổi tiếng về độ bền cao, ổn định trong hoạt động, chất lượng cao. Đặc biệt thương hiệu Siemens Nổi tiếng toàn cầu về thiết bị điện công nghiệp và tự động hóa. Được thành lập từ năm 1847 tại Berlin Cộng Hòa Liên Bang Đức hoạt động trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa, cung cấp thiết bị công nghiệp và năng lượng.
Là công ty đa quốc gia hoạt trên 200 quốc gia trên toàn thế giới, hiện tại Siemens đã có trụ sở tại Việt Nam. Với các dòng sản phẩm tiêu biểu như PLC S7, Phần mềm thiết kế NX, phần mềm mô phỏng và lập trình Tia portal rất thân quen với các kỹ sư điện tự động hóa. 

Về PLC Siemens 

Với các dòng sản phẩm rất quan thuộc như: PLC S7 200, S7 300, S7 400, S7 1200, S7 1500 đáp ứng được các ứng dụng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.

PLC Siemens được sản xuất nhiều dòng sản phẩm khác nhau, phục vụ tốt cho nhu cầu nhà máy. Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối ( bộ điều khiển bằng rờ-le, relay), tập đoàn Siemens đã chế tạo ra bộ PLC Siemens nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau :
Lập trình dễ dàng , ngôn ngữ lập trình dễ học .
Gọn nhẹ, dễ dàng bảo quản , sửa chữa.
Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp .
Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp .
Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như : máy tính , nối mạng , các môi Module mở rộng.
Giá cả cạnh tranh.

Các dòng sản phẩm PLC Siemens liên tục được phát triển và mở rộng.
PLC Siemens S7 - 400 được thiết kế cho các giải pháp tích hợp hệ thống trong các nhà máy sản xuất và tự động hoá.
PLC Siemens S7 - 300 – Hệ thống mô đun PLC nhỏ cho dải đặc tính làm việc nhỏ đến trung bình.

PLC Siemens S7 - 1200 – Bộ điều khiển gọn nhẹ có dải hiệu suất từ thấp đến trung bình. Tối ưu hóa công việc lập trình thiết kế điều khiển hệ thống. Thiết bị hỗ trợ truyền thông Profinet với màn hình HMI, hệ thống Scada đơn giản trong quá trình lắp đặt và vận hành, tích hợp đầu vào ra I/O số/tương tự. 
Xem chi tiết thiết bị tại đây
PLC Siemens S7 - 1500 với nhiều tính năng cải tiến cho sự tối ưu hóa hoạt động, dễ dàng sử dụng trong hoạt động. Ứng dụng cho các dự án lớn trong các hệ thống phức tạp. PLC 1500 có các dòng sản phẩm như:
PLC 1500 CPU 1511 -1NP, có 2 công kết nối truyền thông profinet tích hợp mitino control để điều khiển tốc độ, vị trí hỗ trợ đọc Encoder tích hợp web server linh hoạt cho người dùng.
 -Tốc độ của CPU tăng dần theo các phiên bản: CPU 1315 -1PN, CPU 1515-2PN (Them giao diện Profinet 2 IP riêng biệt )
 -Với dòng có tốc độ xử lý cao CPU 1516-3PN/DP với bộ nhớ dữ liệu lớn kết nối hệ thống mạng rộng, phức tạp.
 -Còn lại dong CPU 1517-3NP/DP (tốc độ xử lý nhanh tích hợp Profibus ) và CPU 1518-4NP/DP dùng cho những yêu cầu phức tạp hơn.

Logo Siemens

Là một module logic thông dụng của Siemens, phù hợp cho những ứng dụng đơn giản trong công nghiệp và các công trình xây dựng như điều khiển hệ thống băng tải, hệ thống chiếu sáng, hệ thống bơm, hệ thống chuông báo, điều khiển đóng cắt…làm giảm chi phí và thời gian thiết kế, đơn giản hóa hệ thống dây và bố trí bảng điều khiển, làm giảm các yêu cầu về không gian trong các tủ điều khiển.
Logo Siemens rất dễ dàng điều khiển và giám sát thông qua màn hình hiển thị, cùng với phần mềm Logo! Soft Comfort việc cấu hình cho các mô-đun logic đơn giản và trực quan hơn.
Nhiều loại mô-đun mở rộng làm cho Logo! có thể mở rộng tới 24 đầu vào, 16 đầu ra số, 8 đầu vào và 2 đầu ra tương tự. Mô-đun truyền thông cho giao tiếp AS và KNX cũng có sẵn.

Biến tần Siemens

Các dòng Biến tần Siemens bao gồm: MM420, MM430, MM440, G110, G120, G150…
Biến tần Siemens MM420 là dòng Biến tần thích hợp cho những ứng dụng tải nhẹ và vừa trong thực tế như: Bơm, Quạt, băng tải, máy đóng gói…Với phương pháp điều khiển Flux Vector Control, Siemens MM420 tương thích cho những ứng dụng tải thay đổi liên tục và tốc độ cao.

Ứng dụng của Bộ lập trình điều khiển PLC Siemens

Hệ thống nâng vận chuyển và dây chuyền đóng gói.
Dùng cho các robot lắp ráp sản phẩm ví dụ như điều khiển Robot để đưa vật liệu vào các băng tải hay đóng hộp, dán tem nhãn…
Dùng trong dây chuyền xử lý chất hóa học và công nghệ sản xuất giấy, thủy tinh, xi măng.
Công nghệ chế biến thực phẩm và dây chuyền may công nghiệp
Điều khiển bơm, thang máy và hệ thống đèn giao thông
Dây chuyền sản xuất vi mạch, xe ô tô, chế tạo linh kiện bán dẫn, lắp ráp ti vi.
Quản lý tự động bãi đậu xe, kiểm tra quá trình sản xuất và hệ thống báo động.

PLC  Siemens được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hiện nay vì nó đều đáp ứng được nhu cầu mà người sử dụng mong muốn như:

– Nó bền trong môi trường công nghiệp

– Giao diện thân thiện với người sử dụng

– Tốc độ xử lý cao

– Chúng ta dễ dàng điều khiển và giám sát từ máy tính

– Cho phép khả năng mở rộng số đầu vào hay ra khi mở rộng nhu cầu điều khiển bằng cách nối thêm các khối vào ra chức năng

– Có rất nhiều loại để lựa chọn tuỳ theo nhu cầu sử dụng và độ phức tạp của hệ thống điều khiển. Đặc biệt giá thành hợp lý cho mỗi loại PLC

PHẦN MỀM THIẾT BỊ ĐIỆN SIEMENS

TIA SELECTION TOOL – PHẦN MỀM SIEMENS CHỌN CẤU HÌNH (BÓC TÁCH KHỐI LƯỢNG)
Link Download: http://www.siemens.com/tia-selection-tool-zip

Link chọn cấu hình Online: https://mall.industry.siemens.com/spice/TSTWeb/#/Start/

I. PHẦN MỀM PLC VÀ BIẾN TẦN

1. 1. Phần Mềm Tia Portal

* Link SIMATIC_STEP_7_Professional_V13

https://www.fshare.vn/file/B5FJ5R7F8M7V

* Link SIMATIC_STEP_7_Professional_V14

https://drive.google.com/file/d/0B15OC5dhkNU_YUJQZnlzX29taUE/view

* Link STEP 7 PROFESSIONAL V15 AND WINCC PROFESSIONAL V15

https://www.fshare.vn/file/4WYROW83FOV1

* Link Download WinCC Pro V14

https://drive.google.com/file/d/0B15OC5dhkNU_RDNtN0h2dlVTWk0/view

* Link Download PLCSIM V14

https://drive.google.com/file/d/0B15OC5dhkNU_Qy1SdU42TkNjaHc/view

* Link Download PLCSIM V15

https://www.fshare.vn/file/BYJKXPH1GWVF

1. 2. Phần mềm Simatic_WinCC_Comfort_Advanced_V13

Link: https://www.fshare.vn/file/UWPI9DTQYBGZ

1. 3. Phần mềm SIMATIC WinCC Professional V13

Link: https://www.fshare.vn/file/87YYN6K5NKL3

1. 4. Phần mềm SIMATIC Start Driver V13

Link: https://www.fshare.vn/file/53SFFMLT3MLT

1. 5. Phần mềm mô phỏng Simatic S7 PLCSIM V13

Link: https://www.fshare.vn/file/J5TFGNPB4C49

1. 6. Phần mềm Crack PLC, WINCC, HMI (Tất cả phiên bản củaSiemens)

Link: https://www.fshare.vn/file/GVRY93FKBMVB

1. 7. Phần mềm lập trình STEP 7 MicroWIN SP9

Link: https://docs.google.com/a/tpnewtech.com/uc?id=0B3tq0vGS4Iu6SWNOa1JTYVYyWjg&export=download

1. 8. Phần mềm mô phỏng PLCSIM S7_200 Simulator

Link: https://drive.google.com/file/d/0B3tq0vGS4Iu6ZGxKdjJ3dkE3aG8/edit

1. 9. Phần mềm Step 7

* Bản V5.5

Link 32 Bit: https://docs.google.com/uc?id=0B-1a4ocDhnfLOUoxNEpBUlNnRDA&export=download

Links 64 Bit: https://docs.google.com/uc?id=0B-1a4ocDhnfLendfLTAyc2Q3WEU&export=download

* Bản V5.6

Link: https://www.fshare.vn/file/SHSASR9NBA6R

* Phần mềm PLCSIM dùng để mô phỏng cho PLC S7-300 lập trình trên Step 7 V5.5

Links: https://drive.google.com/file/d/0B3jV05X0GVafRTNGblZ3eDZGNkE/view

1. 10. Phần mềm WinCC WinCC Flex_2008_SP3 lập trình cho màn hình

Link: https://docs.google.com/uc?id=0B0zL7Eg6oIcGdFFJbklxdmt4Yzg&export=download

1. 11. Phần mềm WinCC 7.0

Link: https://www.mediafire.com/?6iiii3zv3li37

1. 12. Phần mềm WinCC 7.2

Link: https://www.mediafire.com/?6iiii3zv3li37

1. 13. Phần mềm WinCC 7.3 Torrent

Link: https://www.dropbox.com/s/da5bk0hd24qk40h/WinCC7.3_t4791389.torrent?dl=0

1. 14. Phần mềm WinCC 7.4

Link: https://drive.google.com/file/d/0B15OC5dhkNU_X0VNcjNETWpLcW8/view

1. 15. Phần mềm SIMATIC Migration Tool TIA V14 SP1

Link: https://drive.google.com/file/d/1WYfbXsYDKgayEsHB44YSbG728JvpL2ju/view

II. PHẦN MỀM LOGO!

2.1 Phần mềm lập trình LOGO V7.0

Link: http://www.mediafire.com/file/919nqxn88xvv11l/Siemens+LOGO!Soft+Comfort+V7.0.30+[unlockplc.com].rar

2.2 Phần mềm Upgrade from LOGO! Soft Comfort: V1.0 / V2.0 / V3.x / V4.0 / V5.0 / V6.x / V7.0 to V8.2

Link 32 Bit: https://www.automation.siemens.com/salesmaterial-as/software/logo/upgrade/Windows/VM/win32/setup.exe

Link 64 Bit: https://www.automation.siemens.com/salesmaterial-as/software/logo/upgrade/Windows/VM/win64/setup.exe

III. PHẦN MỀM SIMOCODE

3.1 Phần mềm SIMOCODE ES 2013 TIA Portal

Link: https://support.industry.siemens.com/cs/attachments/109347377/simocode_es_v13.zip

IV. TỔNG HỢP PHẦN MỀM SIEMENS (LINKS TORENT)

Link: https://mega.nz/#F!Ww9SCCZQ!6NhIu768fib7w2DUFu0wPw

Cảm ơn bạn đọc đã ghé thăm nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ bài viết cho mọi người bạn nhé !

SCADA là gì ? Ứng dụng của SCADA trong công nghiệp

SCADA là gì ? Ứng dụng của SCADA trong công nghiệp

Khái niệm SCADA

SCADA là viết tắt của Supervisory control and data acquisition hay còn gọi là hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu từ xa.
Chức năng của hệ thống SCADA

Người vận hành có thể nhận biết và điều khiển hoạt động các thiết bị thông qua máy tính và mạng truyền thông. SCADA thường được dùng để chỉ tất cả các hệ thống máy tính được thiết kế để thực hiện các chức năng sau:
Thu thập dữ liệu từ các thiết thiết bị công nghiệp hoặc các cảm biến.
Xử lý và thực hiện các phép tính trên các dữ liệu thu thập được.
Hiển thị các dữ liệu thu thập được và kết quả đã xử lý.
Nhận các lệnh từ người điều hành và gửi các lệnh đó đến các thiết bị của nhà máy.
Xử lý các lệnh điều khiển tự động hoặc bằng tay một cách kịp thời và chính xác.



Các ứng dụng của SCADA

Trong một hệ thống sản xuất công nghiệp hay dân dụng các ứng dụng điều khiển có thể được phân chia thành ba loại sau:
– Điều khiển logic tuần tự (sequence logic control)
– Điều khiển điều chỉnh (regulatory control)
– Giám sát – vận hành và thu thập số liệu (SCADA)

Các hệ thống điều khiển được xây dựng trong thực tế phải đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất hay thiết bị sử dụng nó. Cụ thể là nó phải đáp ứng yêu cầu của về cả ba loại ứng dụng điều khiển nêu trên.
Có hai cách để thực hiện các ứng dụng

– Thực hiện mỗi ứng dụng này bằng một hệ thống riêng biệt. Theo đó ứng dụng điều khiển logic sẽ được thực hiện bằng các PLC. Ứng dụng điều khiển điều chỉnh sẽ được thực hiện bởi các controller. Ứng dụng SCADA sẽ được thực hiện bởi một hệ SCADA riêng biệt. Nhiều nhà máy cỡ nhỏ và vừa đã được xây dựng theo cách thức này.

– Sử dụng một hệ thống điều khiển và giám sát tích hợp thực hiện cả ba ứng dụng này. Mỗi một ứng dụng sẽ như một chức năng của hệ thống điều khiển. Các hệ thống điều khiển sản xuất hiện đại đều được xây dựng theo cách này. Người ta gọi hệ thống như vậy là “Hệ thống điều khiển và giám sát tích hợp (Integrated Control and Monitoring System – ICMS)”.
Đặc điểm về giao tiếp giữa người và máy

Về phần giao tiếp giữa người và máy, các hệ thống SCADA ngày nay được trang bị các khối hiển thị hình ảnh VDU (Video Display Unit). VDU hiển thị đầy đủ hình ảnh đồ họa của các quá trình. Ngoài ra còn có kèm theo mouse, trackball, joystick và bàn phím, các nút điều khiển được thay thế bằng các biểu tượng (Icon) trên màn hình. Chúng được tác động bằng mouse, bàn phím hay có thể chỉ tay lên biểu tượng trên màn hình đối với các màn hình cảm ứng.
Các thiết bị đó giúp cho người điều hành có khả năng

* Nhanh chóng hoán đổi giữa các hiển thị.
* Nhanh chóng xem được chi tiết các thông tin được cập nhật.
* Tạo và sửa đổi các hiển thị trực tiếp trên màn hình hệ thống.
* Có những hiệu ứng đặc biệt giúp dễ dàng phân biệt trạng thái cũng như nhận biết dữ liệu.

Ngoài ra các VDU chạy trên môi trường Windows hay Windows-X còn giúp điều hành viên có thể: Xem trên cùng một VDU nhiều mảng thông tin, và truy cập được các dữ liệu nằm rải rác theo địa lý hoặc các dữ liệu thuộc các cơ sở dữ liệu khác nhau.
Thiết bị đầu cuối hiện trường RTU

RTU không còn là những thiết bị thụ động nữa mà chúng làm nhiệm vụ thu thập và lưu giữ dữ liệu vùng. Nhiều mức xử lý dữ liệu và điều khiển được thực hiện tại các RTU.

Nhiều loại thiết bị có thể được nối vào các RTU như: PLC, máy đo lưu lượng, thiết bị lấy chuẩn trong các bin hay các bồn chứa… Các RTU có thể được kết nối theo kiểu phân bố hoặc kiểu phân cấp. Dữ liệu của các RTU được xử lý tại trạm chủ.
Cơ sở dữ liệu

Các dữ liệu được lưu trữ không chỉ là dữ liệu đo đạc từ xa được tính toán mà còn là các thông số bảo vệ, các sự kiện, các mẫu tin cũng như các cảnh báo. Do tính chất phân bố của SCADA nên cơ sở dữ liệu cũng được phân bố. Cơ sở dữ liệu cũng có thể liên hệ với hệ thống quản trị thông tin (Managerment Information System) và hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information System). Ngoài ra, các dữ liệu có thể được bảo mật bằng các password.

PLC là gì các định nghĩa và ứng dụng

PLC là gì các định nghĩa và ứng dụng




PLC (Programmable Logic Controller ) Bộ điều khiển logic có thể lập trình được thông qua các ngôn ngữ lập trình. Chúng được ứng dụng rất linh hoạt thông qua các module ghép nối lại với nhau, chúng được ứng dụng rất rộng rãi trong các thiết bị sản xuất.

Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm. PLC dùng để thay thế các mạch relay (rơ le) trong thực tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay State Logic. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC như Siemens, ABB, Mitsubishi Electric, General Electric, Omron, Honeywell…

Một khi sự kiện được kích hoạt thật sự, nó bật ON hay OFF thiết bị điều khiển bên ngoài được gọi là thiết bị vật lý. Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục “lặp” trong chương trình do “người sử dụng lập ra” chờ tín hiệu ở ngõ vào và xuất tín hiệu ở ngõ ra tại các thời điểm đã lập trình.

PLC là gì

Ưu điểm của PLC
Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối (bộ điều khiển bằng Relay) người ta đã chế tạo ra bộ PLC nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau:

Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học.

Gọn nhẹ, dễ dàng bảo quản, sửa chữa.

Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.

Giá cả cá thể cạnh tranh được.

PLC hiện nay được chế tạo và cải tiến Gọn nhẹ để người dùng có thể dễ dàng bảo quản và sửa chữa.

Các PLC đời mới hiện nay có các Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp nhiều đầu In và Out.

PLC hiện nay được cải tiến qua nhiều năm nên có thể hoàn toàn tin cậy trong môi trường tủ bảng điện công nghiệp.

Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, nối mạng, các môi Modul mở rộng đáp ứng được cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Do có sử cải tiến nhỉ gọn Nên Giá bán của PLCrất tốt để có cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận một cách dễ dàng.

P

PLC là gì- PLC trong hệ thống tự động hóa

Các thiết kế đầu tiên là nhằm thay thế cho các phần cứng Relay dây nối và các Logic thời gian.Tuy nhiên,bên cạnh đó việc đòi hỏi tăng cường dung lượng nhớ và tính dễ dàng cho PLC mà vẫn bảo đảm tốc độ xử lý cũng như giá cả … Chính điều này đã gây ra sự quan tâm sâu sắc đến việc sử dụng PLC trong công nghiệp. Các tập lệnh nhanh chóng đi từ các lệnh logic đơn giản đến các lệnh đếm, định thời, thanh ghi dịch … sau đó là các chức năng làm toán trên các máy lớn … Sự phát triển các máy tính dẫn đến các bộ PLC có dung lượng lớn, số lượng I / O nhiều hơn.

Trong PLC, phần cứng CPU và chương trình là đơn vị cơ bản cho quá trình điều khiển hoặc xử lý hệ thống. Chức năng mà bộ điều khiển cần thực hiện sẽ được xác định bởi một chương trình. Chương trình này được nạp sẵn vào bộ nhớ của PLC, PLC sẽ thực hiện việc điều khiển dựa vào chương trình này. Như vậy nếu muốn thay đổi hay mở rộng chức năng của quy trình công nghệ, ta chỉ cần thay đổi chương trình bên trong bộ nhớ của PLC. Việc thay đổi hay mở rộng chức năng sẽ được thực hiện một cách dễ dàng mà không cần một sự can thiệp vật lý nào so với sử dụng các bộ dây nối hay Relay.

Cấu trúc, nguyên lý hoạt động

Cấu trúc của PLC

Tất cả các PLC đều có thành phần chính là: Một bộ nhớ chương trình RAM bên trong (có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ ngoài EPROM). Một bộ vi xử lý có cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC. Các Modul vào /ra.

Bên cạnh đó, một bộ PLC hoàn chỉnh còn đi kèm thêm một đơn vị lập trình bằng tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ RAM để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung. Nếu đơn vị lập trình là đơn vị xách tay, RAM thường là loại CMOS có pin dự phòng, chỉ khi nào chương trình đã được kiểm tra và sẵn sàng sử dụng thì nó mới truyền sang bộ nhớ PLC. Đối với các PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hỗ trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra chương trình. Các đơn vị lập trình nối với PLC qua cổng RS232, RS422, RS485, …

Nguyên lý hoạt động của PLC

CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trong chương trình, sẽ đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới các thiết bị liên kết để thực thi. Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.

Hệ thống Bus là tuyến dùng để truyền tín hiệu, hệ thống gồm nhiều đường tín hiệu song song:

Address Bus: Bus địa chỉ dùng để truyền địa chỉ đến các Modul khác nhau.

Data Bus: Bus dùng để truyền dữ liệu.

Control Bus: Bus điều khiển dùng để truyền các tín hiệu định thì và điểu khiển đồng bộ các hoạt động trong PLC.

Trong PLC các số liệu được trao đổi giữa bộ vi xử lý và các modul vào ra thông qua Data Bus. Address Bus và Data Bus gồm 8 đường, ở cùng thời điểm cho phép truyền 8 bit của 1 byte một cách đồng thời hay song song.
Nếu một modul đầu vào nhận được địa chỉ của nó trên Address Bus, nó sẽ chuyển tất cả trạnh thái đầu vào của nó vào Data Bus. Nếu một địa chỉ byte của 8 đầu ra xuất hiện trên Address Bus, modul đầu ra tương ứng sẽ nhận được dữ liệu từ Data bus. Control Bus sẽ chuyển các tín hiệu điều khiển vào theo dõi chu trình hoạt động của PLC. Các địa chỉ và số liệu được chuyển lên các Bus tương ứng trong một thời gian hạn chế.
Hệ thống Bus sẽ làm nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và I/O. Bên cạch đó, CPU được cung cấp một xung Clock có tần số từ 1¸8 MHZ. Xung này quyết định tốc độ hoạt động của PLC và cung cấp các yếu tố về định thời, đồng hồ của hệ thống.

Bộ nhớ- PLC là gì

PLC thường yêu cầu bộ nhớ trong các trường hợp: Làm bộ định thời cho các kênh trạng thái I/O. Làm bộ đệm trạng thái các chức năng trong PLC như định thời, đếm, ghi các Relay.

Mỗi lệnh của chương trình có một vị trí riêng trong bộ nhớ, tất cả mọi vị trí trong bộ nhớ đều được đánh số, những số này chính là địa chỉ trong bộ nhớ. Địa chỉ của từng ô nhớ sẽ được trỏ đến bởi một bộ đếm địa chỉ ở bên trong bộ vi xử lý. Bộ vi xử lý sẽ giá trị trong bộ đếm này lên một trước khi xử lý lệnh tiếp theo. Với một địa chỉ mới, nội dung của ô nhớ tương ứng sẽ xuất hiện ở đầu ra, quá trình này được gọi là quá trình đọc.
Bộ nhớ bên trong PLC được tạo bởi các vi mạch bán dẫn, mỗi vi mạch này có khả năng chứa 2.000 – 16.000 dòng lệnh, tùy theo loại vi mạch. Trong PLC các bộ nhớ như RAM, EPROM đều được sử dụng.
RAM(Random Access Memory) có thể nạp chương trình, thay đổi hay xóa bỏ nội dung bất kỳ lúc nào. Nội dung của RAM sẽ bị mất nếu nguồn điện nuôi bị mất. Để tránh tình trạng này các PLC đều được trang bị một pin khô, có khả năng cung cấp năng lượng dự trữ cho RAM từ vài tháng đến vài năm. Trong thực tế RAM được dùng để khởi tạo và kiểm tra chương trình. Khuynh hướng hiện nay dùng CMOS-RAM nhờ khả năng tiêu thụ thấp và tuổi thọ lớn.
EPROM(Electrically Programmable Read Only Memory) là bộ nhớ mà người sử dụng bình thường chỉ có thể đọc chứ không ghi nội dung vào được. Nội dung của EPROM không bị mất khi mất nguồn, nó được gắn sẵn trong máy, đã được nhà sản xuất nạp và chứa hệ điều hành sẵn. Nếu người sử dụng không muốn mở rộng bộ nhớ thì chỉ dùng thêm EPROM gắn bên trong PLC. Trên PG (Programer) có sẵn chỗ ghi và xóa EPROM.

EEPROM(Electrically Erasable Programmable Read Only Memory) liên kết với những truy xuất linh động của RAM và có tính ổn định. Nội dung của nó có thể được xóa và lập trình lại, tuy nhiên số lần lưu sửa nội dung là có giới hạn.

Môi trường ghi dữ liệu thứ tư là đĩa cứng hoặc đĩa mềm, được sử dụng trong máy lập trình. Đĩa cứng hoặc đĩa mềm có dung lượng lớn nên thường được dùng để lưu những chương trình lớn trong một thời gian dài.

Kích thước bộ nhớ:

Các PLC loại nhỏ có thể chứa từ 300 -1.000 dòng lệnh tùy vào công nghệ chế tạo.

Các PLC loại lớn có kích thước từ 1K – 16K, có khả năng chứa từ 2.000 -16.000 dòng lệnh.

Ngoài ra còn cho phép gắn thêm bộ nhớ mở rộng như RAM, EPROM.

Các ngõ vào ra I / O

Các đường tín hiệu từ bộ cảm biến được nối vào các modul (các đầu vào của PLC), các cơ cấu chấp hành được nối với các modul ra (các đầu ra của PLC). Hầu hết các PLC có điện áp hoạt động bên trong là 5V, tín hiệu xử lý là 12/24VDC hoặc 100/240VAC. Mỗi đơn vị I/O có duy nhất một địa chỉ, các hiển thị trạng thái của các kênh I / O được cung cấp bởi các đèn LED trên LC, điều này làm cho việc kiểm tra hoạt động nhập xuất trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.
Bộ xử lý đọc và xác định các trạng thái đầu vào (ON, OFF) để thực hiện việc đóng hay ngắt mạch ở đầu ra.

Tài liệu PLC

1.Tài liệu PLC Logo:







2.Tài liệu PLC S7 200:





3.Tài liệu PLC S7 300:


4.Tài liệu PLC OMRON:







5.Tài liệu PLC ZEN:






6.Tài liệu PLC S7 1200 ( Tài liệu hot):




Nếu thấy hay hãy like, comment, Hãy chia sẻ bài viết bạn nhé !

TIA Portal V13 Phần mềm Tích hợp hệ thống PLC HMI Siemens

TIA Portal V13 Phần mềm Tích hợp hệ thống PLC HMI Siemens

TIA Portal V13 – cái tên rất quen thuộc trong làng tự động hóa. Đúng như tên gọi TIA Portal: Total Intergrated Automation Portal, là phần mềm cơ sở tích hợp tất cả các phần mềm lập trình cho các hệ tự động hóa và truyền động điện: PLC, HMI, Inverter của Siemens.
Được thiết kế với giao diện thân thiện người sử dụng, lần đầu làm quen thì rất rối mắt bởi rất nhiều tính năng và tác vụ của nó, nhưng khi làm quen nhiều rồi thí đúng là rất tiện, tất cả trong một. Tất cả các bộ điều khiển PLC, HMI, Inverter đều được cấu hình trên TIA Portal V13, tạo ra sự nhất quán trong việc lập trình, cấu hình sản phẩm.
Các gói phần mềm có trong TIA Portal:
SIMATIC STEP7 Professional  V13 và SIMATIC STEP7 V13 PLCSIM: dùng để lập trình và mô phỏng PLC S7-1200, S7-300, S7-400
SIMATIC WinCC Professional V13: Lập trình giao diện HMI và IPC
SIMATIC Start Driver V13: Cấu hình biến tần Siemens
Là một phần mềm rất nặng nên máy tính bạn cài đặt cần có cấu hình tối thiểu như sau:
  • Windows 7 Home Premium/Professional/Enterprise/Ultimate SP 1 (32 Bit)
  • Windows 7 Home Premium/ Professional/Enterprise/Ultimate SP1 (64 Bit)
  • Windows 8.1
  • Windows 8.1 Professional/Enterprise
Note: Không hỗ trợ Microsoft Windows XP.
Cấu hình tốt nhất để chạy TIA Portal:
Processor: Core i5-3320M , 3.3 GHz
RAM: 8 GB
Screen resolution: 1920 x 1080 px
(Đây là cấu hình tốt nhất, nếu máy bạn RAM 2 GB, Core i3 vẫn chạy ok)
Tổng hợp file có trong link download Torrent Tia Portal V13, bao gồm Simatic EKB để crack.
Tia Portal V13 (Size: 24.23 GB)
– SIMATIC WinCC Professional V13.iso 7.19 GB
– SIMATIC WinCC comfort_Advanced V13.iso 6.99 GB
– SIMATIC STEP7 Professional_V13.iso 6.49 GB
– SIMATIC STEP7 V13 PLCSIM.iso 2.53 GB
– SIMATIC Start Driver V13.iso 918.71 MB
– Simatic_EKB_Install_2013_12_25.zip 8.82 MB
– GUIDE.txt 2.54 KB
– DisableMultiDocScript_x86x64.zip
Gói Update 1:
– SIMATIC_TIAP_V13_UPD1.exe        115.84 MB
– SIMATIC_WinCC_Runtime_Professional_V13_UPD1.exe     21.94 MB
– GUIDE.txt
Tham khảo thêm thông tin về TIA Portal V13 với Brochure tại đây:
Dài dòng quá, giờ là link Download TIA Portal V13  tốc độ cao:
https://www.fshare.vn/folder/MKM7UCXEW4J2